1

Nâng ngực bằng túi độn - Bs Thảo Phan

Giải đáp thắc mắc về phẫu thuật nâng ngực
Nâng ngực bằng túi độn - Bs Thảo Phan

Có bất tiện, hạn chế gì khi sở hữu bộ ngực lớn hơn không?

Những lợi ích từ bộ ngực lớn hơn có thể dễ dàng nhận thấy và hiểu được. Hầu hết đều liên quan đến việc giúp bệnh nhân dễ dàng tìm quần áo vừa vặn với mình hơn, không cần phải đệm ngực hay dùng các kiểu đồ lót đặc biệt. Tuy nhiên phụ nữ có ý định nâng nở ngực cũng cần cân nhắc một số hạn chế từ bộ ngực lớn và túi độn ngực.

Phụ nữ có bộ ngực lớn sẽ:

  • Cần mặc áo ngực cả ngày
  • Cần hỗ trợ trong suốt quá trình tập luyện mạnh
  • Không thể ngủ ở tư thế nằm sấp
  • Nhận được sự chú ý không mong muốn từ người khác
  • Có thể bị người khác ghen tị
  • Ngực có thể bị chảy xệ nhiều hơn sau nhiều năm
  • Trong một số trường hợp hoặc tư thế nhất định có thể nhìn hoặc cảm nhận thấy túi độn.

Túi độn ngực được làm từ chất liệu gì?

Túi độn ngực được làm từ silicon y tế, một vật liệu mềm bằng cao su, được làm đầy bằng dung dịch nước muối hoặc gel silicon. Với túi gel silicon, bệnh nhân thường cần áp dụng kỹ thuật tiếp cận qua đường rốn đã được sửa đổi nếu muốn nâng ngực bằng túi độn qua đường rốn. Kỹ thuật sửa đổi này ngoài để lại một vết sẹo ở rốn cũng sẽ để lại một vết sẹo nhỏ ở dưới vú hoặc trên quầng vú.

Sự khác biệt giữa việc đặt túi độn ở trên và dưới cơ ngực?

Điểm khác biệt chính giữa hai vị trí đặt này là dáng của bầu ngực. Ở vị trí trên cơ, túi độn thường tạo một đường viền phân biệt rõ ràng với ngực, thường có xu hướng nhô lên phần trên của bầu ngực. Nếu ban đầu ngực bệnh nhân không đạt cỡ ít nhất là B cup thì rất dễ dẫn đến diện mạo túi độn “mắc kẹt” thấy rõ ở ngực. Vị trí dưới cơ thường mang lại một cái nhìn tự nhiên hơn với sự chuyển tiếp mềm mại hơn giữa túi độn với thành ngực. Vị trí đặt túi độn ảnh hưởng như nào đến diện mạo cuối cùng còn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Kích cỡ ngực thay đổi càng nhiều thì kết quả càng bị ảnh hưởng bởi vị trí đặt
  • Bầu ngực ban đầu càng nặng và to thì kết quả càng ít bị ảnh hưởng bởi các vị trí đặt khác nhau.

Khi nào cần đặt túi độn xuống dưới cơ?

  • Khi ngực bệnh nhân có cỡ B cup hoặc nhỏ hơn, thì cơ ngực cần “phụ giúp” mô vú để che phủ thêm cho túi độn. Do đó nên đặt dưới cơ
  • Khi một bệnh nhân muốn đặt kích cỡ túi độn lớn (ví dụ cỡ C to hoặc cỡ D), có ít mô vú tự nhiên, da và mô dưới da mỏng, thì đặt dưới cơ là giải pháp tốt nhất.
  • Khi bệnh nhân muốn có được dáng ngực tự nhiên

Trong hầu hết các trường hợp, vị trí đặt dưới cơ thường mang lại dáng ngực đẹp hơn trong suốt nhiều năm. Vì lý do này mà trong những năm qua hầu như bệnh nhân đều chọn đặt ở vị trí này.

Những bất lợi khi đặt túi độn dưới cơ?

  • Trong tuần đầu hậu phẫu bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu hơn
  • Cử động vú có liên quan đến hoạt động co cơ ngực (ở khoảng 50% bệnh nhân)
  • Thời gian hồi phục dài hơn, ban đầu khó chịu hơn.

Túi nước muối có thể bị co cứng lại không?

Tình trạng co cứng lại có thể xảy ra là do quá nhiều mô sẹo hình thành bao lấy túi độn và co cứng lại. Nếu tình trạng này xảy ra, bệnh nhân cần thực hiện một quy trình phẫu thuật khác để loại bỏ mô sẹo. Tuy nhiên, tỉ lệ co cứng xảy ra với túi độn nước muối cũng chỉ ở khoảng 3-4% bệnh nhân.

Dự đoán “vòng đời”, tuổi thọ của túi độn là trong bao lâu?

Người ta ước tính tuổi thọ túi độn duy trì độ bền trong khoảng 10-15 năm. Điều này xảy ra ở cả túi nước muối và túi gel silicon. Tuy nhiên bệnh nhân không cần phải thay đổi túi độn trừ khi xảy ra tình trạng vỡ hay xẹp. Có khoảng từ 3-4% tỉ lệ túi độn bị xẹp trong 10 năm đầu. Các nhà sản xuất có chế độ bảo hiểm thay đổi túi độn miễn phí trong suốt 10 năm đầu nếu có bất kì khuyết điểm nào. Mặc dù bản thân bạn có thể chủ động thay túi độn bất cứ thời gian nào trong cuộc đời mình, nhưng nếu trong 10 năm đầu xảy ra tình trạng xẹp, vỡ túi độn, nhà sản xuất sẽ hỗ trợ trả phí phẫu thuật phẫu thuật chỉnh sửa cho bạn và khoảng thời gian bảo hành còn lại vẫn có hiệu lực.

Có phải thay túi độn chỉ là một quy trình phẫu thuật nhỏ?

Trong trường hợp chỉ loại bỏ và thay thế túi độn mới thì câu trả lời là “đúng”. Trên thực tế, công đoạn chính của quy trình phẫu thuật ban đầu là tạo ra một khoang chứa túi độn trong bầu ngực. Khi bệnh nhân cần thay thế túi độn, khoang chứa vẫn ở đó (nghĩa là không cần tốn công cắt tỉa tạo khoang chứa nữa), vì thế mọi việc cần làm chỉ là mở khoang chứa, lấy túi độn ra và đặt túi mới vào. Với túi nước muối, quy trình này có thể được thực hiện qua đường rốn ở hầu hết bệnh nhân. Nhưng với túi gel silicon cần đặt qua đường mổ ở quanh quầng vú hoặc nếp gấp dưới vú.

Phụ nữ có thể cho con bú sau khi nâng ngực bằng túi độn không?

Với hướng tiếp cận đặt túi độn từ đường rốn, mô vú và các ống dẫn sữa sẽ không bị ảnh hưởng hay bị cắt vào. Theo nghĩa đen mà nói thì mọi thao tác trong quy trình này sẽ đều được thực hiện ở dưới mô vú, chứ không cần xuyên qua mô vú. Hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy gel silicon rò rỉ ra từ vỏ túi độn và đi vào sữa. Nếu túi gel silicon được đặt vào bằng hướng tiếp cận qua đường rốn đã được điều chỉnh kết hợp với một đường mổ nhỏ ở nếp chân vú thì mức độ ảnh hưởng, xâm phạm vào mô vú chỉ ở mức tối thiểu và trong phần lớn các trương hợp vẫn duy trì được khả năng cho con bú mà không gặp khó khăn gì.

Đặt túi độn có giúp nâng được ngực chảy xệ lên không?

Mặc dù túi độn không nâng được bầu ngực chảy xệ lên nhưng nó có thể giúp bầu ngực bị chảy xệ ở mức độ nhẹ bớt chảy xệ hơn một chút. Chúng làm được điều này theo 2 cách:

  • Túi độn khi được đặt vào sẽ làm căng đầy một phần chùng nhão của lớp da đang bị lỏng lẻo phía trên, do đó nó làm tăng thể tích mô và giảm vẻ ngoài chảy xệ
  • Ở một mức độ nhẹ, túi độn làm xoay phần dưới của bầu ngực hướng lên trên khiến cho ngực có vẻ bớt chảy xệ hơn.

Đối với những trường hợp ngực bị chảy xệ ở mức trung bình đến nặng, cần thực hiện một quy tình nâng ngực chảy xệ hoặc nâng ngực chảy xệ kết hợp đặt túi độn.

Vú đã được đặt túi độn có bị chảy xệ theo thời gian không?

Tất cả mọi bầu vú đều lỏng lẻo, chảy xuống theo thời gian vì trọng lượng vú sẽ kéo căng da, da mất độ đàn hồi do lão hóa, khối lượng mô vú thường giảm xuống khi chúng ta có tuổi, già đi. 3 yếu tố này đồng nghĩ với việc, cần xác định rằng bầu ngực sẽ bị lỏng lẻo và chảy xệ theo thời gian, cho dù chúng có được đặt túi độn hay không. Hơn nữa, túi độn còn làm tăng khối lượng bầu vú, điều này có thể tăng tỉ lệ lỏng lẻo, chảy nhão, nhưng túi độn và mô sẹo hình thành xung quanh nó cũng có thể cung cấp hỗ trợ phần nào ở bên trong cho bầu ngực. Cuối cùng thường bộ ngực sẽ bị chảy xệ ít hơn so với trường hợp nó không được đặt túi độn hoặc tự nhiên đã có kích cỡ ngực to như thế.

Những ưu và nhược điểm của túi gel silicon

Ưu điểm: túi gel silicon mềm mại hơn so với túi nước muối. Sự khác biệt về độ mềm mại sẽ phụ thuộc vào số lượng và độ dày dặn của mô vú hiện có, độ dày của da cũng như lượng mô dưới da. Với túi gel silicon sẽ ít nhìn thấy tình trạng gợn sóng hơn.

Nhược điểm: Với loại túi này, cần đặt đường mổ trên bầu ngực hoặc trên quầng vú. Vết sẹo thường lành lại khá đẹp nhưng nhìn chung vẫn nhìn thấy mờ mờ. Khi túi gel siliocn bị vỡ hoặc rò rỉ, thường sẽ không thấy rõ, dấu hiệu đầu tiên sẽ là làm co cứng bầu vú. Tình trạng này là do phản ứng tự nhiên của cơ thể trước gel silicon, nó hình thành mô sẹo để cô lập, bao vây silicon khỏi cơ thể. Quy trình loại bỏ lượng gel rò rỉ này ra khỏi khoang chứa có thể là một hoạt động đầy khó khăn và nhìn chung không thể loại bỏ sạch sẽ được những phân tử silicon siêu nhỏ đã rỉ ra. Trong những trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng co cứng vú lại, ngay cả khi đã thay cặp túi độn mới.

Túi nước muối hay túi gel silicon: loại nào tốt hơn cho tôi?

Có nhiều người chọn đặt túi độn nước muối qua đường mổ ở rốn. Nhìn chung với cách tiếp cận này sẽ có ít biến chứng hơn mốt chút so với các cách tiếp cận khác. Thời gian hồi phục, cảm giác khó chịu và việc không lộ sẹo chính là ưu điểm của kỹ thuật này. Túi nước muối cũng mềm nhưng không được mềm mại như túi gel silicon. Nếu bạn rất chú trọng đến độ mềm mại của bầu ngực sau khi đặt túi độn và không quan tâm đến việc có thể có tỉ lệ biến chứng cao hơn cũng như khả năng bị co cứng vú sau nhiều năm thì túi gel silicon có thể là lựa chọn của bạn. Nếu bạn muốn phục hồi nhanh hơn, ít đau đớn hơn, không có sẹo lộ ở ngực và không quan tâm đến việc túi độn hơi cứng một chút thì túi nước muối là lựa chọn tốt hơn cả.

3 tuần đầu sau phẫu thuật

Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3

Bạn sẽ bị bầm tím, sưng tấy từ mức nhẹ đến trung bình và đặt dẫn lưu qua đường rốn, tình trạng này sẽ giảm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3. Thay miếng đệm bụng nếu cần, dưới miếng đệm này sẽ là gạc và dưới gạc chính là ống dẫn lưu. Một số bệnh nhân được rút dẫn lưu vào ngày thứ 2 hoặc 3. Bệnh nhân đặt túi độn dưới cơ sẽ có nhiều dịch tiết ra hơn và khó chịu hơn. Bạn nên tiếp tục chườm đá trong 48-72 giờ sau phẫu thuật. Ngậm dưới lưỡi 3 viên Arnica mỗi 3 giờ một lần. Vào ngày thứ 3, chiếc áo ngực bên ngoài có thể được cởi ra (sau khi phẫu thuật bác sĩ thường cho bệnh nhân mặc 2 áo ngực hỗ trợ) và băng co giãn hỗ trợ Ace có thể được nới lỏng. Hoạt động: ngồi và đi lại một chút, ở mức tối thiểu. Không nên cong người, nâng vật nặng, căng cơ hoặc tập luyện trong thời gian này.

Ngày thứ 4

Cảm giác khó chịu ở mức tối thiểu những vẫn còn (nếu túi độn đặt dưới cơ thì cảm giác khó chịu vẫn còn ở mức trung bình. Sưng vẫn tiếp tục tiêu giảm (vị trí đặt dưới cơ sẽ còn sưng nhiều hơn). Dịch tiết ở mức tối thiểu. Nếu dẫn lưu vẫn được đặt thì sẽ được tháo ra trong ngày hôm nay, ngày mai hoặc vào ngày thứ 6 sau phẫu thuật. Nếu hôm trước (ngày thứ 3) đã rút dẫn lưu thì bạn có thể tắm. Băng gạc có thể được tháo ra 1 ngày sau khi rút dẫn lưu. Hoạt động: ngồi và đi lại vừa phải, vẫn không được uốn cong người, không nâng, căng cơ hoặc tập luyện.

Ngày thứ 5

Cảm giác khó chịu vẫn đang giảm dần nhưng vẫn còn. Sưng tấy tiếp tục giảm nhưng vẫn còn. Dịch tiết còn ít nếu dẫn lưu vẫn được đặt thì nó sẽ được rút ra trong ngày hôm nay hoặc mai. Nếu hôm trước (ngày thứ 4) đã rút dẫn lưu thì bạn có thể tắm. Vú vẫn còn hơi sưng, và sưng nhiều hơn nếu túi độn đặt dưới cơ. Hoạt động: ngồi và đi lại vừa phải, vẫn không được uốn cong người, không nâng, căng cơ hoặc tập luyện.

Ngày thứ 6 – 21

Cảm giác khó chịu ở ngực đã không còn nhưng vẫn còn một vài điểm đau. Sưng tấy giảm xuống mỗi ngày. Nếu tăng hoạt động vú có thể bị sưng nhiều hơn và sẽ khó chịu hơn. Hoạt động: ngồi, đi lại vừa phải, vẫn không được uốn cong người, không nâng, căng cơ hoặc tập luyện. Sau 3-4 tuần bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có nên mặc áo ngực thể thao, áo ngực định hình sau phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn

 7 năm trước
 18
 Đã xem 10441

Sau khi phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn 400cc, kích thước vòng một của tôi tăng từ 34AA lên cỡ C cup. Tôi muốn biết có phải mặc áo ngực thể thao hay áo ngực định hình không và mặc trong bao lâu? Một chiếc áo ngực nịt chặt thì có tốt hơn so với cái lỏng không?

Sau khi nâng ngực bằng túi độn, bao lâu sau thì có thể tháo bỏ túi độn?

 5 năm trước
 10
 Đã xem 2224

Tôi mới đặt túi độn và treo sa trễ qua đường rạch hình lưỡi liềm một tuần trước và cảm thấy không hài lòng với kết quả. Tôi đặt túi gel silicone độ kết dính cao gummy bear, kích cỡ ngực tôi tăng từ 38B lên 40CC. Tôi đang rất lo lắng và muốn tháo bỏ túi độn. Khi nào thì tôi có thể tháo túi độn? Không có biến chứng gì nhưng tôi vẫn muốn tháo chúng ra.

Tôi phân vân giữa nâng ngực bằng cách đặt túi độn dưới mạc cơ hoặc nâng ngực bằng kỹ thuật dual-plane, tôi nên chọn kỹ thuật nào?

 3 năm trước
 6
 Đã xem 724

Sau một thời gian cho con bú và giảm cân, ngực của tôi trông như bị xẹp. Tôi nhớ bầu ngực trên căng tràn. Tôi không cần ngực to, tôi muốn ngực đầy đặn. Tròn đều đẹp. Tôi đang cân nhắc túi độn tầm 250ml, túi độn silicon tròn vỏ nhám. Điều duy nhất khiến tôi chần chừ đó là tôi không thể quyết định giữa đặt túi độn dưới mạc cơ hay đặt túi độn kiểu dual-plane, vì tôi đang tập luyện crossfit. Việc cắt cơ và mất sức mạnh cơ bắp khiến tôi thấy sợ. Tôi muốn có kết quả đẹp và không còn ngực chảy xệ nữa. Tôi sợ là nếu đặt túi độn dưới mô vú thì ngực sẽ bị chảy xệ theo thời gian.

Nâng ngực bằng túi độn kéo dài được bao lâu?

 8 năm trước
 8
 Đã xem 26216

Tôi đã phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực được 14 năm và bây giờ tôi đang bị một ban đỏ khá lớn dưới ngực trái của tôi, nó đau và tôi cảm thấy rất nhiều túi khí. Một bác sĩ từng nói với tôi nên thay thế túi độn ngực 10 năm một lần, nhưng có người khác lại nói với tôi không bao giờ phải thay thế chúng. Vậy sự thực nâng ngực bằng túi độn kéo dài được trong bao lâu?

Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?

 7 năm trước
 3
 Đã xem 8353

Tôi là một giáo viên dạy thể dục và muốn nâng ngực thẩm mỹ. Tôi muốn có vòng một trông thật tự nhiên và không muốn ai biết mình làm ngực to lên bằng dao kéo. Tôi sợ rằng nếu tôi mất thêm thời gian nghỉ ngơi trước hoặc sau kỳ nghỉ đông, thì tất cả mọi người sẽ chú ý. Liệu tôi có thể được trở lại làm việc chỉ sau một tuần phẫu thuật? Thời gian hồi phục sau nâng ngực bằng túi độn là bao lâu?

Tin liên quan
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn
Các quy trình thẩm mỹ kết hợp tốt nhất với nâng ngực bằng túi độn

Kết hợp các quy trình thẩm mỹ có thể giúp giảm chi phí tổng thể thực hiện một số quy trình phẫu thuật đồng thời có thể tiết kiệm thời gian của bạn về lâu dài. Nếu bạn đang xem xét nâng ngực bằng túi độn thì có một vài quy trình bổ trợ có thể đi kèm.

So sánh nâng ngực bằng túi độn với treo sa trễ
So sánh nâng ngực bằng túi độn với treo sa trễ

Nếu có một thứ trong cuộc đời bạn có thể hoàn toàn tin tưởng được thì đó chính là tình trạng ngực sẽ không ở vị trí cũ của nó. Mang thai, cho con bú và lão hóa chỉ là 3 yếu tố có thể thay đổi kích cỡ và vị trí của ngực bạn.

Trẻ hóa vú bằng nâng ngực bằng túi độn kết hợp nâng ngực chảy xệ
Trẻ hóa vú bằng nâng ngực bằng túi độn kết hợp nâng ngực chảy xệ

Không may là, trọng lực liên tục tác động kết hợp với tuổi tác và làn da bị tác hại bởi ánh mặt trời sẽ làm mất đi độ đàn hồi của các mô xung quanh khuôn ngực người phụ nữ, điều này có thể khiến khuôn vú bị chảy xệ xuống trên ngực.

Cải thiện kết quả nâng ngực bằng túi độn với quy trình treo ngực sa trễ
Cải thiện kết quả nâng ngực bằng túi độn với quy trình treo ngực sa trễ

Đối với nhiều phụ nữ, mục tiêu diện mạo cuối cùng của họ từ một quy trình nâng ngực là bộ ngực đầy đặn, rõ nét với rãnh ngực hấp dẫn. Tuy nhiên, việc chỉ tăng kích cỡ không đủ để đạt được diện mạo như mong muốn.

Cho con bú sau khi nâng ngực bằng túi độn, có thể hay không?
Cho con bú sau khi nâng ngực bằng túi độn, có thể hay không?

Giống như nhiều người khác tôi cũng lo sợ túi độn làm cản trở quá trình cho con bú của mình. Như mẹ tôi khi đặt túi nâng ngực vào những năm 1980, cũng vì lo lắng mà bà ấy đã không cho em trai tôi bú sữa mẹ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây