1

Nâng chân mày - Nguyễn Huy Thọ 

Phẫu thuật nâng chân mày được thiết kế để nhẹ nhàng nâng các mô vùng trán và giảm nếp nhăn trên trán, khắc phục tình trạng sụp mí mắt và vết chân chim.
Nâng chân mày - Nguyễn Huy Thọ 

Theo thời gian, chân mày của nhiều người có thể xệ xuống, khiến khuôn mặt trông có vẻ như mệt mỏi, khó chịu hơn. Các bác sĩ phẫu thuật chia các quy trình thẩm mỹ trên khuôn mặt thành 3 vùng trọng tâm: vùng trên, vùng giữa và vùng dưới. Nâng chân mày, quy trình mà nhiều bác sĩ phẫu thuật coi là quan trọng nhất, sẽ tập trung vào vùng mặt trên và trán.

Ưu điểm của phẫu thuật nâng chân mày

Những cải thiện về thẩm mỹ có thể đạt được thông qua phẫu thuật này là khá nhỏ, nhưng thường rất có lợi. Dấu hiệu lão hóa xuất hiện quanh trán thường được điều trị tạm thời bằng tiêm Botox, nhưng để có được một giải pháp toàn diện và lâu dài hơn, nâng chân mày có thể nói là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ cải thiện được một số tình trạng nhờ quy trình này bao gồm: sụp mí mắt; nếp nhăn quanh mắt, vết chân chim; sa chân mày; nếp nhăn trán; hình dáng chân mày bị biến dạng.

Kỹ thuật phẫu thuật nâng chân mày

Có một số kỹ thuật khác nhau có thể được sử dụng cho quy trình này. Kỹ thuật thích hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Kỹ thuật được chọn cũng sẽ xác định đến hình thức gây mê, liệu gây mê toàn thân hay gây tê tại chỗ kết hợp thuốc an thần sẽ được sử dụng.

Một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất là kỹ thuật nâng chân mày nội soi, sử dụng đèn nội soi phẫu thuật để quan sát các mô bên dưới. Khi có thể, kỹ thuật này sẽ được ưu tiên thực hiện nhằm giúp giảm sẹo và hạn chế thời gian hồi phục. Bác sĩ sẽ rạch 4 vết nhỏ phía sau chân tóc, tiến hành nâng mô lên và chỉnh sửa trước khi khâu đóng vết rạch.

Các kỹ thuật nâng chân mày khác cũng được các bác sĩ sử dụng bao gồm:

  • Nâng chân mày qua đường đỉnh đầu (Coronal lift);
  • Nâng chân mày qua đường mổ trước chân tóc (Pretrichial lift);
  • Nâng chân mày qua đường mổ giữa trán (midforehead lift, hai đường mổ được đặt ở phía trên hai bên lông mày, nằm trong nếp nhăn ngang tự nhiên ở giữa trán);
  • Nâng chân mày từ bên trong (internal browlift);
  • Nâng chân mày bằng chỉ khâu có gai/mấu (barbed suture lift)

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng và mỗi phương pháp đều có chung một mục đích là nâng các mô gây ra nếp nhăn hoặc tình trạng sa trễ ở lông mày.

Sau phẫu thuật nâng chân mày

Bệnh nhân nên quấn băng mềm ở khu vực được điều trị. Nếu ghim khâu da được sử dụng, chúng sẽ được tháo ra sau khoảng 1 tuần. Bác sĩ sẽ cũng cấp cho bạn các hướng dẫn hậu phẫu, và bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt theo nó.

Sau quá trình hồi phục, lông mày và vùng mặt trên của bệnh nhân sẽ trở nên căng mịn hơn và các dấu hiệu lão hóa liên quan đến tuổi tác như các nếp nhăn sẽ giảm đáng kể. Hãy liên hệ với các phòng khám uy tín để tìm hiểu thêm về cách thức thực hiện phẫu thuật nâng chân mày có thể làm trẻ hóa phần trên của khuôn mặt để mang lại diện mạo mới, trẻ trung hơn cho mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Căng da mặt - Nguyễn Huy Thọ 

 5 năm trước
 524 Đã xem
Tạo hình mí mắt - Nguyễn Huy Thọ

 5 năm trước
 527 Đã xem
Căng da cổ - Nguyễn Huy Thọ

 5 năm trước
 401 Đã xem
Căng da bụng - Nguyễn Huy Thọ

 5 năm trước
 376 Đã xem
Hút mỡ - Nguyễn Huy Thọ 

 5 năm trước
 454 Đã xem
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nâng chân mày bằng tiêm botox là gì?

 5 năm trước
 18
 Đã xem 1732

Tôi nghĩ rằng tiêm Botox có thể làm cho khuôn mặt bạn chảy xệ nhiều hơn – vậy làm sao có thể nâng chân mày bằng Botox? Tiêm botox nâng chân mày là như nào?

Cần tiêm Botox vào đâu để nâng chân mày?

 5 năm trước
 9
 Đã xem 3260

Tôi nghĩ là cần tiêm botox trên chân mày nhưng tôi lại đọc được là cần tiêm vào các đường chân chim. Vậy chính xác thì cần tiêm vào đâu?

Nên nâng chân mày hay cắt mí để khắc phục mí mắt chảy xệ?

 5 năm trước
 16
 Đã xem 13238

Mí mắt tôi bị chảy xệ thì nên phẫu thuật nâng chân mày hay cắt mí?

Nên nâng chân mày hay cắt mí để sửa một mắt to hơn mắt còn lại?

 5 năm trước
 11
 Đã xem 1676

Gần đây tôi mới phát hiện ra là mắt bên phải của tôi to hơn mắt bên trái. Lúc chụp ảnh thì càng nhìn thấy rõ hơn nữa. Vậy có cách tự nhiên hay bài tập nào có thể cải thiện được vấn đề này không? Tôi mới 23 tuổi và không muốn phải phẫu thuật.

Các nguyên nhân gây nhiễm trùng sau khi nâng ngực?

 4 năm trước
 1
 Đã xem 2981

Chào bác sĩ, cháu sắp nâng ngực và rất lo bị nhiễm trùng, vậy các nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực là gì và làm gì để phòng tránh?

Tin liên quan
Xem xét đặt túi độn nâng ngực, chắc chắn bạn nên biết tất cả các lựa chọn
Xem xét đặt túi độn nâng ngực, chắc chắn bạn nên biết tất cả các lựa chọn

Nâng ngực là một trong những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất với hơn 313.327 quy trình được thực hiện tại Mỹ chỉ riêng trong năm 2013.

Đi tìm nguyên nhân mũi bị xơ cứng, biến dạng sau nâng
Đi tìm nguyên nhân mũi bị xơ cứng, biến dạng sau nâng

Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.

Trẻ hóa đôi mắt với quy trình nâng chân mày
Trẻ hóa đôi mắt với quy trình nâng chân mày

Không chỉ có cắt mí, bấm mí, nâng chân mày cũng là giải pháp hoàn hảo giúp chị em xóa tan nét già nua ở vùng mắt và chân mày.

Mũi co rút, biến dạng sau nâng: nguyên nhân và cách xử lý
Mũi co rút, biến dạng sau nâng: nguyên nhân và cách xử lý

Mũi co rút là tình trạng biến dạng bên trong và bên ngoài mũi, xảy ra khá phổ biến sau nâng mũi. Nhiều người thường gọi mũi co rút là “mũi heo” do việc hình thành mô sẹo ở bên trong và bên ngoài da khiến cho da bị dày và theo thời gian lượng mô xơ sẹo này sẽ khiến đầu mũi bị hếch ngược lên.

Biến chứng lòi sụn sau nâng mũi: nguyên nhân và cách xử lý
Biến chứng lòi sụn sau nâng mũi: nguyên nhân và cách xử lý

Lòi sụn có thể nói là một trong những biến chứng nặng nề nhất sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây