1

NÁM DA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP CHO BỆNH NHÂN VIỆT NAM (P.1)

NÁM DA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP CHO BỆNH NHÂN VIỆT NAM (P.1)

TÌM HIỂU CHUNG

Nám da là một rối loạn mắc phải của quá trình sản sinh sắc tố melanin dẫn đến tăng sắc tố da, biểu hiện bằng các dát tăng sắc tố hầu như đối xứng, có màu nâu hoặc xám đen, xuất hiện trên mặt hoặc phần khác của cơ thể, thường gặp ở vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, gặp nhiều ở phụ nữ.

TỈ LỆ MẮC

  • Thường bắt đầu xuất hiện ở phụ nữ ở lứa tuổi từ 20-40 tuổi
  • Gặp nhiều ở người có da màu (type 3,4,5 theo Fitzpatrick) như dân Châu Á, La tinh, Châu Phi
  • Ở người sống ở khu vực có bức xạ cực tím cao
  • Gặp nhiều ở vùng nông thôn hơn thành thị

NGUYÊN NHÂN

Mặc dù nguyên nhân chính xác của nám vẫn chưa được xác định, một số yếu tố có liên quan đến nám đã được tìm thấy

1. Yếu tố di truyền

  • Khoảng 50% bệnh nhân bị nám có tiền sử gia đình bị nám, đặc biệt ở những người có loại da sậm màu, điều này cho thấy di truyền đang được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất cho sự phát triển nám.
  • Với tiền sử gia đình bị nám, bệnh nhân có xu hướng xuất hiện sớm hơn và các triệu chứng kéo dài hơn.
  • Một phát hiện gần đây đã tìm thấy vai trò của gen H19 trong nám. Gen này phiên mã một axit ribonucleic không mã hóa và được điều hòa trong các tổn thương nám, gây ra tăng sinh melanin và tăng chuyển melanin từ melanocytes sang keratinocytes.
  • Một số nghiên cứu báo cáo nám xảy ra ở các cặp song sinh nhưng không xảy ra ở người chị em ruột khác của họ (không phải sinh đôi) trong cùng điều kiện sống giống nhau, điều này củng cố giả thuyết về tính di truyền đối với sự phát triển của nám.

2. Yếu tố nội tiết

  • Nám phổ biến hơn ở phụ nữ, chiếm 90% trong tất cả các trường hợp. Nám xảy ra ở 50 đến 70% phụ nữ mang thai, và trong 10% đến 20% phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai. Tỷ lệ của nám giảm sau khi mãn kinh và hiếm khi biểu hiện trước tuổi dậy thì.
  • Hormone estrogen và progesterone cũng được chứng minh làm tăng hoạt động của tyrosinase. Trong một mô hình nuôi cấy tế bào in vitro, estradiol đã được chứng minh là điều chỉnh tăng hoạt động tyrosinase, tăng tổng hợp protein liên quan đến tyrosinase (TRP) -1 và phiên mã TRP-2. Sự tổng hợp melanin cũng được tăng thêm bởi 17β-estradiol trong tế bào melanocytes ở người.
  • Vì vậy, tăng sắc tố ở nám được cho là có liên quan đến hormone estrogen và progesterone.

3. Tia UV

Các bệnh nhân khởi phát nám xảy ra chủ yếu vào mùa hè, các báo cáo cho thấy tình trạng nám xấu đi và tái phát cao là phổ biến khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở những nơi có ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Nám da tập trung ở các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.

4. Một số nguyên nhân khác

  • Sự xuất hiện của nám có liên quan các bệnh nội tiết, đặc biệt là các bất thường về tuyến giáp.
  • Sử dụng các công nghệ ánh sáng và laser không phù hợp có thể kích hoạt nám hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng nám.
  • Lột da bằng hóa chất có thể gây viêm da, làm trầm trọng thêm tình trạng nám.
  • Một số loại thuốc nhạy cảm ánh sáng có thể kích hoạt nám làm trầm trọng thêm tình trạng nám.
  • Sử dụng mỹ phẩm nhạy cảm ánh sáng và tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời cũng có thể kích hoạt nám làm trầm trọng thêm tình trạng nám.

5. Quan điểm mới

  • Yếu tố tạo mạch được đề xuất trong cơ chế bệnh sinh của nám. Vùng da nám có sự gia tăng của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) trong tế bào keratinocytes, mạch máu có kích thước và số lượng lớn hơn khi so sánh với làn da khỏe mạnh liền kề, có mối quan hệ rõ ràng giữa số lượng mạch máu và cường độ sắc tố trong nám.
  • Ánh sáng nhìn thấy được cũng có thể gây tăng sắc tố ở da, đặc biệt là ở những người có type da sậm màu, vì vậy cần sử dụng kem chống nắng phổ rộng trong điều trị nám.

PHÂN LOẠI NÁM

Có nhiều kiểu phân loại như: phân loại theo vị trí tổn thương, phân loại theo mức độ tổn thương, phân loại theo giải phẫu bệnh.

Trong đó phân loại theo giải phẫu bệnh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nám được chia làm 3 loại chính:

  • Nám thượng bì (sắc tố chỉ có ở thượng bì)
  • Nám trung bì (sắc tố ở lớp bì)
  • Nám hỗn hợp (sắc tố có ở thượng bì và lớp bì)

ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NÁM VIỆT NAM

  • Loại da: da người Việt Nam thuộc loại da tối màu, phần lớn thuộc type 3, 4 theo phân loại da của Fitzpatrick. Đặc trưng của loại da này là ít bị bỏng nắng nhưng dễ tăng sắc tố khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
  • Môi trường sống: có lượng bức xạ mặt trời cao, đặc biệt khu vực phía nam có nắng quanh năm.
  • Tính chất công việc: phần lớn có tính chất phải di chuyển nhiều ngoài trời, điều kiện tránh nắng còn hạn chế.
  • Thói quen chống nắng: chưa có thói quen sử dụng kem chống nắng, sử dụng kem chống nắng không đạt chất lượng, sử dụng kem chống nắng chưa đúng cách, sử dụng kem chống nắng chưa phù hợp.
  • Thói quen dùng mỹ phẩm: kiến thức về mỹ phẩm còn hạn chế, sử dụng mỹ phẩm có thành phần gây hại cho da.
  • Tiền sử: tự ý điều trị hoặc tới các cơ sở điều trị chưa đúng cách nên làm trầm trọng thêm vấn đề nám, da thường bị tổn thương kèm theo, nám kháng trị.

Để điều trị nám da hiệu quả ở bệnh nhân với các đặc điểm trên cần xác định chính xác nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, các tổn thương kèm theo, tính chất công việc, điều kiện kinh tế, mức độ phối hợp điều trị…để lựa chọn phác đồ phù hợp, hạn chế các can thiệp gây tổn thương nhiều đến da.

Bên cạnh phân loại da của Fitzpatrick thì còn có phân loại da của tác giả Roberts dựa trên đánh giá phản ứng của da (tăng sắc tố sau viêm, khả năng tạo sẹo…) sau khi tiếp xúc các yếu tố gây tổn thương, là gợi ý tốt để lựa chọn phương pháp điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
QUÁ TRÌNH LÀNH THƯƠNG (WOUND HEALING)

 3 năm trước
 3917 Đã xem
BỚT HORI (Nevus Hori)

 3 năm trước
 4160 Đã xem
THÂM QUẦNG MẮT (DARK CIRCLES)

 3 năm trước
 923 Đã xem
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Phương pháp điều trị tốt nhất để xóa nếp nhăn tĩnh ngang trán và ở vùng gian mày của tôi là gì?

 3 năm trước
 4
 Đã xem 1295

Vùng trán và vùng gian mày của tôi có các nếp nhăn khá rõ, chúng xuất hiện ngay cả khi tôi thả lỏng khuôn mặt, không biểu cảm gì. Trông mặt tôi bắt đầu như có vẻ khó chịu hơn. Phương pháp nào tốt nhất để xử lý tình trạng này? Tôi 36 tuổi, và bắt đầu thấy mất tự tin vì những nếp nhăn này.

Có phương pháp điều trị nào khác ngoài botox cho bệnh ra nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay?

 2 năm trước
 4
 Đã xem 716

Con trai tôi năm nay 17 tuổi và bị chứng tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay. Có những phương án điều trị nào ngoài tiêm botox?

Vùng mặt dưới của tôi bị chảy xệ và nhăn nheo, phương pháp nào điều trị vấn đề này tốt nhất và tôi có nên ra nước ngoài không?

 2 năm trước
 8
 Đã xem 908

Má của tôi bị chảy xệ, vùng mặt dưới thì có thêm nếp nhăn. Tôi đã thử tiêm chất làm đầy nhưng cách đó chỉ làm mặt tôi bị lồi lõm, nếp nhăn càng xuất hiện nhiều và rõ hơn. Biện pháp nào có thể xử lý những vấn đề này một cách tốt nhất? Tôi đã thấy nhiều biện pháp như căng da má, căng da bằng chỉ, căng da mặt mini. Cách nào hiệu quả nhất, cho kết quả lâu dài nhất và đáng tiền nhất? Có đáng bay ra nước ngoài để làm không hay như thế quá rủi ro, vì tôi thấy bảo bên nước ngoài làm rẻ hơn.

Phương pháp nào hiệu quả nhất để trị nếp nhăn dưới mắt?

 5 năm trước
 10
 Đã xem 1036

Tôi 29 tuổi và đã có nếp nhăn dưới mắt từ khá lâu. Mấy năm gần đây, những nếp nhăn này càng trở nên sâu hơn và làm cho tôi trông già đi nhiều. Tôi sử dụng kem chống nắng hàng ngày và tiêm Botox thường xuyên kể từ khi 24 tuổi nhưng không thấy cải thiện nhiều. Cách nào là hiệu quả nhất để cải thiện các nếp nhăn này? Nếu tái tạo bề mặt da bằng laser thì nên chọn loại laser nào là tốt nhất?

Phương pháp tạo hình mí mắt dưới có thể điều trị bọng mắt do di truyền không?

 5 năm trước
 6
 Đã xem 1984

Tôi bắt đầu có bọng mắt vào năm ngoái. Không phải chỉ bị sưng vào buổi sáng mà lúc nào cũng như vậy. Tôi chườm lạnh cho vùng mắt vào mỗi buổi sáng trong 30 phút và thử dùng nhiều loại kem mắt nhưng không có hiệu quả. Mẹ tôi cũng bị tình trạng này. Phương pháp phẫu thuật mí mắt có phải giải pháp phù hợp với tôi không? Nếu có thì tôi chỉ cần phẫu thuật không thôi hay phải làm săn chắc da nữa?

Tin liên quan
10 nguyên nhân gây hói đầu ở phụ nữ và các phương pháp điều trị
10 nguyên nhân gây hói đầu ở phụ nữ và các phương pháp điều trị

Phụ nữ cũng có thể bị hói đầu giống như nam giới. Các nguyên nhân chính gây hói đầu ở phụ nữ là di truyền, nội tiết tố, lão hóa, căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật…

Điều trị mụn bằng kháng sinh có thể làm bệnh nhân bị viêm họng nhiều hơn
Điều trị mụn bằng kháng sinh có thể làm bệnh nhân bị viêm họng nhiều hơn

Các nhà nghiên cứu nói rằng bệnh nhân bị mụn trứng cá nên xem xét rủi ro so với lợi ích của điều trị bằng kháng sinh.

Một phương pháp mới trong điều trị mụn
Một phương pháp mới trong điều trị mụn

Các chuyên gia da liễu hiện đang nghiên cứu về một loại thuốc mới trong điều trị mụn, đó là peroxisome proliferator-activated receptor agonists, hay còn gọi là chất chủ vận PPAR.

Các phương pháp hàng đầu trong điều trị mụn trứng cá thể nặng
Các phương pháp hàng đầu trong điều trị mụn trứng cá thể nặng

Mụn trứng các thể nặng là những loại mụn bạn không nên tự điều trị tại nhà. Bạn sẽ cần đến sự theo dõi y tế và các loại thuốc đặc trị để có thể "đánh bay" được mụn bọc, mụn viêm hay mụn viêm nang lông sẹo lồi.

Điểm danh các phương pháp nhấn mí phổ biến trong thẩm mỹ mắt
Điểm danh các phương pháp nhấn mí phổ biến trong thẩm mỹ mắt

Đôi mắt vốn được mệnh danh là cửa sổ tâm hồn, nơi gói trọn những xúc cảm trong tâm hồn cô gái.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây