1

Hàm duy trì sau niềng răng - Nha khoa Đăng Lưu

Hàm duy trì sau khi niềng răng là khí cụ rất quan trọng giúp ổn định hàm răng vững chắc của bạn sau khi niềng răng. Khi vừa tháo niềng, răng vẫn chưa ổn định nên sẽ dễ bị các tác động khi cắn nhai xô lệch về vị trí cũ. Hàm duy trì là “bảo bối” cần thiết cho bạn khi vừa tháo khí cụ chỉnh nha niềng răng.
Hàm duy trì sau niềng răng - Nha khoa Đăng Lưu

Nội dung bài viết

  • 1 Hàm duy trì sau niềng răng là gì?
  • 2 Hàm duy trì sau niềng răng có quan trọng ?
    • 2.1 Hàm duy trì là khí cụ gắn cố định
    • 2.2 Hàm duy trì là máng nhựa
  • 3 Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu?
    • 3.1 Một số lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì

Hàm duy trì sau niềng răng là gì?

Hàm duy trì sau khi niềng răng hay còn gọi là khí cụ duy trì là một loại khí cụ được chế tạo bằng nhựa hoặc bằng kim loại, được sử dụng sau khi việc niềng răng bằng mắc cài đã hoàn thiện. Lúc này, hàm duy trì sẽ đóng vai trò như một loại khí cụ để cố định vững chắc toàn bộ hàm răng về lại đúng vị trí khớp cắn một cách phù hợp.

đeo hàm duy trì sau niềng răng

Tại sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng?

Hàm duy trì sau niềng răng có quan trọng ?

Hàm duy trì sau khi niềng răng, chỉnh nha là khí cụ rất quan trọng giúp ổn định hàm cho bạn sau khi niềng răng. Vì kết quả sau khi chỉnh nha sẽ chưa hoàn toàn ổn định, các mô xương hàm, nướu chưa đạt độ bền vững nhất, có thể bị xô lệch nếu gặp các tác động khi cắn, nhai.

Hàm duy trì sau khi niềng răng là khí cụ bạn cần dùng ngay khi tháo mắc cài. Hàm duy trì sau khi niềng răng có 2 loại đó là hàm duy trì sau khi niềng bằng khí cụ gắn cố định và hàm duy trì bằng máng nhựa.

Hàm duy trì là khí cụ gắn cố định

Khí cụ hoặc vít được gắn cố định vào răng sẽ giúp định vị chắc chắn răng hàm của bạn. Việc tháo lắp hàm nên do bác sĩ thực hiện hoặc bạn thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, thao tác phải hết sức nhẹ nhàng, chính xác.

Hàm duy trì là máng nhựa

Dụng cụ này thì đơn giản hơn, việc tháo lắp tương đối đơn giản và tiện lợi cho người sử dụng. Nhưng bạn không nên để thời gian tháo quá lâu, cần đeo liên tục để đảm bảo răng và khớp cắn ổn định trong thời gian mới tháo niềng.

Thời gian đeo hàm duy trì bao lâu?

Thời gian đeo hàm duy trì mất bao lâu tùy thuộc vào tình trạng răng hàm và cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, trong quá trình mang hàm duy trì nếu chúng ta có chế độ sinh hoạt hợp lý và chăm sóc răng miệng kĩ lưỡng thì sẽ rút ngắn được đáng kể thời gian.

hàm duy trì

Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì giúp răng thích ứng với lực nhai nhanh chóng

Ở mỗi độ tuổi, thời gian đeo hàm duy trì sau niềng răng cũng có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Đối với trẻ em: Có thể sẽ cần phải đeo hàm duy trì cho đến khi  trưởng thành tức là khoảng 20 tuổi

Đối với người trưởng thành: Có thể cần đeo hàm duy trì trong khoảng từ 6 tháng – 12 tháng nếu xương hàm yếu và 1 – 3 tháng nếu xương hàm và răng khỏe mạnh.

Trong quá trình mang hàm duy trì, bạn nên sử dụng liên tục từ 3 – 4 ngày/ 1 tuần là tốt nhất. Thời gian đeo hàm tháo lắp chủ yếu vào ban đêm nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Một số lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì

Trong suốt quá trình đeo hàm duy trì, bạn vẫn phải thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng nghiêm ngặt và kỹ càng bằng việc răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn,…Cùng với đó, hàm duy trì cũng cần được vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Khi tháo rời, bạn nên bảo quản trong hộp cẩn thẩn để tránh hư hỏng gây lãng phí tiền bạc.

hàm duy trì sau niềng

Hàm duy trì giúp răng ổn định nhanh chóng sau khi tháo niềng

Đeo hàm duy trì quyết định rất nhiều đến kết quả chỉnh nha và sức khỏe của răng hàm, thế nên bạn phải tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình hình xương hàm và răng. Nếu có dấu hiệu bất ổn hoặc hàm duy trì có vấn đề, bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.  

Để được tư vấn cũng như tìm hiểu rõ hơn về hàm duy trì sau niềng răng, các loại hàm duy trì đang được sử dụng phổ biến thì hãy liên hệ Nha khoa Đăng Lưu để được bác sĩ nha khoa tư vấn nhé. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa niềng răng chỉnh nha của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn miễn phí.

Nguồn: Nha khoa Đăng Lưu

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Hạt attachement bị rơi ra khi đang niềng răng phải làm sao?

 4 năm trước
 0
 Đã xem 1748

hôm nay là ngày thứ 2 tôi đeo niềng răng trong suốt. Sáng nay trong lúc tôi gỡ khay niềng răng thì nút attachement trên răng cửa của tôi bị rơi ra. Xin bác sĩ cho biết tôi phải làm sao? Em hiện tại ở khay số 0 ạ

Đang niềng răng nhưng đổi phòng khám được không?

 4 năm trước
 1
 Đã xem 3574

Em đang niềng răng và đã trả tiền hơn phân nửa. Nhưng vì e không thích cách chăm sóc và thái độ của chổ này nên em muốn đổi phòng khám khác. Không biết như vậy có được không ạ?

Tôi không muốn niềng răng, liệu dán sứ veneer có tốt hơn không?

 5 năm trước
 8
 Đã xem 2031

Hai răng cửa của tôi to hơn so với những răng còn lại, trong đó có một răng còn hơi bị lệch một chút. Ngoài ra, hai răng bên cạnh còn hơi thụt vào bên trong. Tôi không muốn đeo niềng, vậy bằng phương pháp dán sứ veneer có giải quyết được vấn đề không?

Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?

 5 năm trước
 4
 Đã xem 2921

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11060
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 3 năm trước
 6822
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 5932
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 3 năm trước
 5128
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 4 năm trước
 4428
Tin liên quan
Có thể niềng răng khi đang mang thai không?
Có thể niềng răng khi đang mang thai không?

Nhiều phụ nữ muốn tranh thủ thời gian mang bầu để niềng răng nhưng lại băn khoăn không biết điều này có ảnh hưởng gì hay không. Dưới đây là tổng hợp một số thắc mắc phổ biến.

Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái
Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái

Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign
Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign

Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.

Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi
Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi

Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây