1

Co thắt bao xơ - Nguyễn Thanh Hải

Co thắt bao xơ là một biến chứng nghiêm trọng sau khi thực hiện quy trình nâng ngực bằng túi độn. Sau khi đặt túi độn, cơ thể sẽ nhận ra đó là vật thể lạ từ bên ngoài giống như các máy tạo nhịp tim, van tim hay bất cứ bộ phận giả nào, do đó sẽ hình thành mô sẹo bao quanh được gọi là bao xơ. 
Co thắt bao xơ - Nguyễn Thanh Hải

Co thắt bao xơ là tình trạng thường gặp và tất cả phụ nữ đặt túi độn đều phát triển tình trạng này. Chúng mỏng, mềm và bệnh nhân không thể nhận thấy. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bao xơ có thể sẽ dày lên một cách bất thường và co lại xung quanh túi độn, khiến cho vú bị biến dạng và thay đổi vị trí. Đây là tình trạng được gọi là co thắt bao xơ. Nếu bạn tìm hiểu kỹ về tay nghề cũng như kinh nghiệm của bác sĩ trước khi thực hiện thì có thể giảm đáng kể tỉ lệ co thắt bao xơ hoặc các biến chứng khác.

Hiểu được mức độ nghiêm trọng trong tình trạng của mình

Không phải tất cả các trường hợp co thắt bao xơ đều giống nhau. Trên thực tế, mức độ nghiêm trọng của biến chứng này có thể khác nhau một chút và được xếp loại theo mức độ dưới đây:

  • Mức độ I - Bầu ngực mềm và có vẻ tự nhiên
  • Mức độ II – bầu ngực hơi cứng nhưng trông có vẻ vẫn bình thường khi nhìn bằng mắt thường
  • Mức độ III – Bầu ngực cứng, trông có vẻ bất thường, nhưng không đau hay khó chịu gì
  • Mức độ IV – Bầu ngực cứng, đau và có vẻ bất thường

Co thắt bao xơ thường phát triển trong vài tháng đầu sau khi phẫu thuật ngực. Tuy nhiên cũng có thể vào bất cứ thời điểm nào và chỉ có thể khắc phục triệt để bằng cách phẫu thuật chỉnh sửa.

Nguyên nhân gây co thắt bao xơ

Không ai biết được! đây là một yếu tố trong phẫu thuật thẩm mỹ mà hiện vẫn chưa tìm ra lời giải. Chúng ta thường đưa ra một vài nguyên nhân nghe có vẻ hợp lý nhưng bằng chứng để chứng minh cho những nguyên nhân này hiện vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu. Dưới đây là một số nguyên nhân về mặt lý thuyết:

  • Vị trí đặt túi độn – khi túi độn được đặt ở trên cơ, chứ không phải dưới cơ ngực, sẽ tăng nguy cơ bị co thắt bao xơ. Tỷ lệ co thắt bao xơ khá khác nhau ở hai vị trí này. Với vị trí trên cơ, có thể có đến 50% trường hợp co thắt bao xơ, trong khi đó ở vị trí dưới cơ chỉ khoảng dưới 5-10%.
  • Các biến chứng sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, các biến chứng sau nâng ngực bằng túi độn như chảy máu, tụ dịch trong khoang chứa có thể gây co thắt bao xơ
  • Sử dụng túi nước muối; Mặc dù ban đầu người ta thường nghĩ rằng tỉ lệ co thắt bao xơ cao hơn ở túi gel silicon nhưng giờ đây điều này đã không còn đúng nữa. Thông tin này là do các thế hệ túi gel silicon cũ được sử dụng có thể bị rỉ ra, do đó gây viêm nhiễm nặng. Nhưng ngày nay, có rất nhiều bác sĩ phẫu thuật đã đồng ý rằng silicon thực sự gây tỉ lệ co thắt bao xơ thấp hơn so với túi nước muối. Nói thì nói thế, nhưng trường hợp này cũng có thể xảy ra với bất kỳ và tất cả các loại túi độn.
  • Sử dụng túi độn trơn. Mặc dù bằng chứng vẫn chưa rõ ràng nhưng một số cho rằng đặt túi độn vỏ trơn có liên quan đến tỉ lệ co thắt bao xơ cao hơn so với túi độn vỏ nhám.
  • Nhiễm trùng. Co thắt bao xơ thường xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm trùng trong khoang chứa túi độn sau khi phẫu thuật. Như vậy, điều quan trọng là cả bác sĩ phẫu thuật và bệnh nhân đều phải thực hiện các bước cần thiết để ngăn ngừa phát triển nhiễm trùng. Ngày nay một trong những lý do thường được nói tới gây ra co thắt bao xơ đó là do màng sinh học. Người ta cho rằng tất cả các túi độn có thể phát triển một màng vi mô bao quanh, trong đó có một lượng nhỏ vi khuẩn cư trú và gây ra tình trạng nhiễm trùng mức độ nhẹ. Cơ thể không nhận ra nó nhưng tình trạng này có thể khiến bao xơ trở nên bị viêm nhiễm hoặc dày lên. Nhiều nghiên cứu hiện đang được thực hiện để làm sáng tỏ sự thật xung quanh màng sinh học và mối liên quan của nó với tình trạng co thắt bao xơ.

Cách tiếp cận của bác sĩ nhằm ngăn chặn co thắt bao xơ

Trước khi tiến hành làm thủ thuật, bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn dựa trên từng cá nhân về những cách bệnh nhân có thể cải thiện sức khỏe của mình để đảm bảo quá trình hồi phục được suôn sẻ. Ví dụ, bác sĩ có thể nói với bạn về tiền sử hút thuốc, lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện và bất cứ tình trạng mãn tính nào bạn có thể có, cũng như tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Và vì có rất nhiều bằng chứng liên quan đến tình trạng nhiễm trùng nhẹ được phát hiện trong màng sinh học, nên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn vệ sinh ngực vào đêm hôm trước và sáng ngày phẫu thuật bằng xà phòng kháng khuẩn rất mạnh được gọi là Hibiclens.

Trong khi phẫu thuật bác sĩ sẽ thực hiện một số bước quan trọng để giảm nguy cơ của bạn. Để bắt đầu bác sĩ sẽ đảm bảo giữ môi trường vô trùng tại phòng mổ và ngực bệnh nhân, vì điều này rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng, có thể dẫn đến co thắt bao xơ.

Bác sĩ cũng kiểm tra xem bạn đã uống thuốc kháng sinh được kê đơn chưa, trước khi đặt vết rạch đầu tiên, vì điều này đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Từ đó thao tác tỉ mỉ và chuẩn xác để tạo khoang chứa sao cho túi độn có thể ngồi vào một cách vừa vặn. Thông thường các ca nâng ngực đặt túi độn của các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và tỉ mỉ thường có thời gian thực hiện lâu gấp đôi so với các bác sĩ bình thường, vì họ thường xử lý ngay khi thấy bất kỳ hiện tượng chảy máu nào, giúp ngăn chặn khởi phát tình trạng chảy máu về sau trong khoang chứa. Khoang chứa càng được cắt tỉa chuẩn xác, mô vú càng ít có khả năng tiếp xúc với túi độn, vì mô vú không được vô trùng và chứa rất nhiều vi khuẩn trong đó.

Thông thường các bác sĩ chủ yếu chọn đặt túi độn dưới cơ vì kỹ thuật này giảm đáng kể tỷ lệ co thắt bao xơ. Sau khi khoang chứa được cắt tỉa, bác sĩ sẽ tráng, tưới dung dịch kháng sinh với công thức đặc biệt, đã được chứng minh có khả năng làm giảm tỷ lệ viêm nang, rồi mới đặt túi độn vào. Cuối cùng bác sĩ mới sử dụng phễu Keller Funnel, phễu này cho phép ông/bà ấy chèn túi độn vào mà không hề chạm vào găng tay của họ hay mô vú, vì thế sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng và co thắt bao xơ.

Sau khi hoàn tất quy trình, bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân hướng dẫn về cách chăm sóc bầu ngực và vết mổ. Nhiều bệnh nhân được bác sĩ và bạn bè của họ nói rằng họ phải maxta ngực thật mạnh, nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, không có bằng chứng nào chứng minh việc này có lợi. Nhiều bác sĩ thực hiện quy trình phẫu thuật một cách vội vàng và sau đó dựa vào matxa để ngăn chặn co thắt bao xơ, nhưng khi tình trạng này xảy ra thì họ lại bảo với bệnh nhân rằng, điều này đơn giản là vì chỉ riêng matxa không thể đủ để tránh được co thắt bao xơ. Mặc dù không thể ngăn chặn được biến chứng này, nhưng vẫn có thể giảm thiểu được nguy cơ và yếu tố quan trọng nhất là phải thao tác với kỹ thuật thật nghiêm ngặt và tỉ mỉ.

Xử lý tình trạng co thắt bao xơ như nào?

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng co thắt bao xơ có thể xử lý thành công bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn bao xơ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tận dụng vết mổ cũ của bạn để tiếp cận bao xơ và loại bỏ toàn bộ phần mô sẹo có vấn đề này, cho phép mở rộng không gian cho túi độn một cách tự nhiên trong khoang chứa. Mặc dù nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây là một kỹ thuật thực sự khó khăn khi muốn thực hiện một cách chính xác. Hầu hết các bác sĩ chỉ loại bỏ các dải hoặc một vài phần của bao xơ gây bệnh, ở mức đủ để cho phép túi độn tạm thời ngồi ổn định trong ngực. Tuy nhiên, vấn đề là tỉ lệ tái phát rất cao nếu không loại bỏ hoàn toàn bao xơ. Trên thực tế, việc loại bỏ hoàn toàn bao xơ khá khó khăn về mặt kỹ thuật và tốn thời gian, đó là lý do tại sao không thường được các bác sĩ thực hiện. Bạn cần phải loại bỏ nó một cách tỉ mỉ khỏi tất cả các phần kết dính với n, ví dụ như cơ. Một vấn đề khác nữa là, một khi quyết định cắt bỏ tất cả bao xơ, thường thì khoang chứa còn lại sẽ rộng hơn rất nhiều so với khoang chứa trước đó, dẫn đến tình trạng túi độn ngồi sai vị trí. Thủ tục này đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn.

Nếu trước đó túi độn của bạn được đặt ở vị trí trên cơ, thì bác sĩ sẽ đặt lại chúng xuống dưới cơ. Đây được gọi là kỹ thuật chuyển đổi và cũng rất khó có thể thực hiện một cách chính xác. Cơ ngực phải được gia cố lại vào mô vú nằm ở đúng vị trí để tạo một dáng ngực tự nhiên và căng tròn.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ cũng sẽ thay thế luôn cặp túi độn vì chúng đã hình thành màng sinh học trên túi độn, chúng có khả năng kháng kháng sinh và dễ dẫn đến tình trạng tái phát co thắt bao xơ.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết bục chỉ khâu thắt cơ sau tạo hình thành bụng

 3 năm trước
 5
 Đã xem 1963

Hai tuần rưỡi trước tôi làm tạo hình thành bụng kèm thắt chặt cơ, sau đó tôi đã trượt chân và bị ngã ngửa, lưng đập xuống sàn. Tôi thấy bụng bị kéo căng. Liệu có phải tôi đã làm hỏng kết quả thắt cơ hay làm bục chỉ khâu bên trong không?

Tại sao bụng tôi lại có nếp gấp dọc sau tạo hình thành bụng kèm thắt cơ?

 3 năm trước
 6
 Đã xem 1444

Tại sao tôi lại có một đường “gấp da” dọc rất rõ này. Ngày nào tôi cũng luyện tập và da tôi không căng như tôi tưởng. Bác sĩ đã nói là tôi giảm cân sau phẫu thuật. Đúng là tôi đã giảm 4,5 kg. Liệu đó có phải lý do tạo ra đường lún sâu này không?

Gập bụng crunch sau tạo hình thành bụng kèm thắt cơ?

 3 năm trước
 6
 Đã xem 637

Tôi đã trải qua 6 tuần sau phẫu thuật, tôi làm tạo hình thành bụng kèm thắt chặt cơ. Bác sĩ bảo tôi là đến tuần thứ 6 thì bắt đầu tháo băng ép vào ban đêm, chỉ quấn vào ban ngày và dần bỏ không đeo nó trong vòng hai tuần. Nhưng anh ấy còn nói tôi nên tập gập bụng crunches trong hai tuần tới để cơ săn chắc dần. Tập rất đau! Tôi còn chẳng gập nổi 4 cái nhẹ. Làm thế có an toàn cho lớp cơ mới thắt của tôi không? Tôi tin bác sĩ của mình và quá trình hồi phục không có vấn đề gì, nhưng việc này khiến tôi sợ! Tôi sẽ cảm kích bất kỳ phản hồi nào.

Ba ngày sau tạo hình thành bụng mini và hút mỡ: Tôi đã mang thai ba lần nhưng bác sĩ bảo không cần thắt cơ, như thế có đúng không?

 3 năm trước
 1
 Đã xem 644

Bác sĩ không thắt chặt cơ bụng cho tôi và bảo là tôi không cần siết cơ, nhưng tôi đã mang thai 3 lần và hiếm khi tập thể dục, tôi cứ có cảm giác đáng ra tôi phải thắt cơ. Tôi có nên lo lắng không?

Tạo hình thành bụng mini kèm thắt cơ bụng trên?

 3 năm trước
 4
 Đã xem 463

Tôi tham vấn một bác sĩ nổi tiếng và được bảo là tôi rất phù hợp với phương pháp tạo hình thành bụng mini. Bác sĩ còn bảo không chỉ thắt chặt cơ bụng dưới mà bác sĩ còn thắt được cả cơ bụng trên thông qua lỗ rốn (bác sĩ cũng sẽ sửa lỗ rốn). Tôi chưa từng thấy ai nói gì về tạo hình thành bụng mini kèm thắt cơ bụng trên. Mọi người nghĩ sao về chuyện này?

Tin liên quan
Sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật tạo hình thành bụng
Sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật tạo hình thành bụng

Nếu bạn có da thừa lỏng lẻo trên vùng bụng thì tất cả các bài tập gập bụng ngồi hay nằm gập bụng hay các bài tập các làm săn chắc cơ bụng trên thế giới cũng không đủ để giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.

Mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành- nguyên nhân và cách điều trị
Mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành- nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá ở người trưởng thành cũng là vấn đề phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da liễu này.

Co thắt bao xơ sau đặt túi độn mông: nguyên nhân và cách xử lý
Co thắt bao xơ sau đặt túi độn mông: nguyên nhân và cách xử lý

Co thắt bao xơ là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng sau phẫu thuật đặt túi độn mông.

Tháng ba điên rồ- sự thật về phẫu thuật thẩm mỹ năm 2016
Tháng ba điên rồ- sự thật về phẫu thuật thẩm mỹ năm 2016

Đối với một số người tháng 3 là thời điểm giới mê bóng rổ đại học Mỹ gọi là Tháng 3 Điên, tuy nhiên đối với Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa kỳ (ASPS), đây là thời điểm để thu thập số liệu thống kê phẫu thuật hàng năm.

Bí quyết tốt nhất cho quá trình hồi phục tạo hình thành bụng
Bí quyết tốt nhất cho quá trình hồi phục tạo hình thành bụng

Thời gian hồi phục sau một số quy trình phẫu thuật hoặc các quy trình điều trị thẩm mỹ sẽ đủ ngắn để bạn có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật của mình. Tuy nhiên thật không may điều này là không thể với một quy trình phẫu thuật tạo hình thành bụng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây