1

Căng da bụng - Chu Đình Khang

Phẫu thuật tạo hình thành bụng thường được gọi là căng da bụng, là một trong những quy trình phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Đây là một phương pháp phẫu thuật lý tưởng để loại bỏ da thừa và bụng mỡ cứng đầu thường tồn tại dai dẳng bất chấp cả chế độ ăn uống và tập luyện tích cực.
Căng da bụng - Chu Đình Khang

Quy trình này là lựa chọn dành cho những phụ nữ sau khi mang thai, hay những người đã giảm cân và muốn thành bụng săn chắc bằng cách thắt chặt da. Nam và nữ giới cân nhắc thực hiện quy trình này nên giảm xuống đến gần hoặc đạt mức cân nặng mục tiêu của mình. Bệnh nhân thực hiện quy trình này đều cho biết họ đã tự tin hơn rất nhiều vì những cải thiện đạt được ở ngoại hình của mình. Có một vài kỹ thuật căng da bụng khác nhau bao gồm căng da bụng toàn phần, mini hoặc mở rộng. Tất cả đều có thể được thảo luận chi tiết trong quá trình tham vấn ban đầu.

Kỹ thuật thực hiện

Căng da bụng toàn phần

Ở những bệnh nhân thực hiện quy trình này, vết rạch sẽ chạy từ hông bên này sang hông bên kia ở ngay trên vùng mu. Kết quả để lại một đường sẹo nằm ngang có thể che giấu khi mặc đồ nhỏ. Quy trình này thường được thực hiện ở những phụ nữ gặp phải tình trạng da thừa đáng kể sau nhiều lần mang thai. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ tiếp cận phần lớn thành bụng, đồng thời xắp xếp lại vị trí nút rốn để nó trông tự nhiên hơn. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể sẽ tiến hành hút mỡ để loại bỏ mỡ thừa trước khi thực hiện công đoạn làm săn chắc da. Khối cơ bụng bên dưới sẽ được siết chặt lại để đảm bảo mang lại vẻ ngoài săn chắc và phẳng mịn cho thành bụng.

Căng da bụng mini

Một lựa chọn thay thế cho kỹ thuật căng da bụng truyền thống đó là căng da bụng mini, hay còn được gọi là “căng da bụng kiểu Brazil”. Sự khác biệt chính là bệnh nhân thực hiện quy trình này có dáng bụng tương đối ổn với kết cấu da khỏe mạnh nhưng vẫn có da thừa lỏng lẻo ở vùng bụng dưới. Không giống như căng da bụng toàn phần, quy trình này sẽ không tác động gì đến rốn và đường mổ cũng ngắn, nhỏ hơn. Hút mỡ cũng có thể được thực hiện, nếu cần, để loại bỏ mỡ thừa và da thừa đồng thời thắt chặt da.

Căng da bụng mở rộng

Trong trường hợp cần thắt chặt phần lớn da bụng và tạo đường nét cơ thể, bạn có thể cân nhắc thực hiện quy trình căng da bụng mở rộng. Đây là một kỹ thuật cần thiết cho những bệnh nhân đã trải qua quá trình giảm cân đáng kể. Kỹ thuật này được phát triển sau khi một số bệnh nhân nhận thấy rằng, ngay cả khi họ đã thực hiện quy trình căng da bụng toàn phần thì phần xung quanh bụng vẫn còn rất nhiều nếp gấp da thừa. Đường mổ có thể mở rộng xung quanh rốn, sườn và lưng dưới, tùy vào vị trí cần thắt chặt da. Bác sĩ thường vẫn tiến hành hút mỡ, sau đó sẽ cắt tỉa bớt da thừa. Tương tự như căng da bụng toàn phần, rốn sẽ được rời đến vị trí mới, trẻ trung hơn, cao hơn.

Trong/sau phẫu thuật

Căng da bụng được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân. Đây là một thủ tục ngoại trú nhưng bệnh nhân có thể được yêu cầu ở lại qua đêm đối với những trường hợp phức tạp. Giống như với bất kỳ quy trình phẫu thuật nào khác, căng da bụng cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn, do đó tốt nhất là nên thảo luận về tất cả các tình trạng sức khỏe của mình trước khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cung cấp thuốc giảm đau và cho bạn mặc đồ định hình. Bệnh nhân sẽ cần nghỉ ngơi trong 48 giờ đầu. Sau đó dần dần cố gắng đi lại xung quanh để cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ biến chứng hình thành cục máu đông. Quá trình hồi phục có thể mất lên đến 6 tuần.

Kế hoạch thực hiện

  • Thời gian hồi phục: 2-3 tuần
  • Thời gian thực hiện trung bình: 2,5 - 3 giờ
  • Lịch tái khám sau phẫu thuật: tùy tình trạng mỗi người
  • Hình thức phục hồi: ngoại trú

Các câu hỏi phổ biến

Nên chọn hút mỡ hay căng da bụng?

Căng da bụng dành riêng cho những bệnh nhân có da lỏng lẻo bị căng giãn ở vùng bụng dưới do quá trình mang thai hoặc bị béo phì. Trong khi đó hút mỡ lại dành cho những người muốn loại bỏ mỡ thừa ở bụng nhưng vẫn có kết cấu da đàn hồi, chắc khỏe. Trong quá trình tham vấn ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá toàn diện và xác định xem liệu hút mỡ có phải là tất cả những gì bạn cần, hay căng da bụng sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt nhất.

Các quy trình kết hợp

Thường thì căng da bụng được thực hiện để cải thiện tình trạng da lỏng lẻo và mỡ thừa xung quanh bụng. Tuy nhiên, đôi khi các quy trình thẩm mỹ khác như nâng ngực bằng túi độn hoặc nâng ngực chảy xệ cũng được thực hiện để cải thiện hơn nữa vóc dáng tổng thể cũng như cảm nhận về cơ thể của bệnh nhân. Khi các quy trình này được kết hợp thực hiện với nhau thường sẽ được gọi là gói liệu trình Mommy Makeover. Gói liệu trình này được thực hiện rất phổ biến ở nhiều phụ nữ sau khi mang thai, mong muốn lấy lại thân hình và vóc dáng cơ thể bình thường của mình.

Vết sẹo để lại trông sẽ ra sao?

Thật không may, với một quy trình căng da bụng, sẹo là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp bổ sung để đảm bảo sẹo chỉ ở mức tối thiểu. Vết rạch sẽ được đặt ở những vị trí kín đáo, có thể che giấu dưới lớp đồ lót thông thường. Trong quá trình hồi phục, bác sĩ sẽ cung cấp chế độ chăm sóc hậu phẫu bao gồm các quy trình điều trị sẹo để các vết sẹo trở nên khó có thể nhận thấy hơn.

Mang thai sau khi căng da bụng

Bác sĩ thường khuyến cáo những phụ nữ muốn có thêm con nên tạm trì hoãn thực hiện phẫu thuật căng da bụng. Tình trạng căng giãn da khi mang thai có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đạt được từ quy trình phẫu thuật trước đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Căng và khó khăn khi đứng lên sau tạo hình thành bụng

 5 năm trước
 9
 Đã xem 1653

Tôi đã phẫu thuật tạo hình bụng và dời rốn hơn 2 tuần (để khắc phục tình trạng tách, sổ cơ bụng và thoát vị rốn sau khi mang thai vài năm trước). Tôi thực sự lo lắng về việc sau hơn hai tuần mà vẫn không thể đứng thẳng lên. Độ căng vẫn còn rất nhiều và tôi vẫn phải hơi khom khom phần hông. Công việc của tôi là thể dục và khiêu vũ và tôi dự kiến sẽ hồi phục nhanh hơn với mức thể lực của mình, tuy nhiên, điều này khó khăn hơn tôi nghĩ. Việc đến thời điểm này vẫn chưa thể đứng thẳng và cảm thấy căng như vậy ở vết mổ có bình thường hay không?

Tôi muốn hút mỡ VASER nhưng có thể không đúng chỉ định. Có cách nào khác ngoài phẫu thuật tạo hình thành bụng không?

 5 năm trước
 5
 Đã xem 2491

Cách đây 4 năm tôi đã sinh một bé nặng 4,5 kg bằng phương pháp sinh mổ. Sau đó tôi có rất nhiều vết rạn da và da thừa trên bụng. Hai ngày trước tôi đi đến một buổi tham vấn thực hiện hút mỡ VASER, ông ấy rất đáng mến và chân thành, nhưng ông ấy nói ông sẽ không bao giờ có thể mang lại cho tôi một thân hình bikini và tôi cần thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng mới đạt được điều đó. Liệu điều này đúng không? Nếu tôi cứ thực hiện hút mỡ bằng siêu âm VASER thì sẽ vẫn còn da thừa lỏng lẻo? Tôi thực sự không muốn phẫu thuật tạo hình bụng, có quy trình nào khác không?

Khi nào tôi có thể đi bộ sau khi chỉnh sửa lại vết sẹo căng da bụng và hút mỡ VASER? Quy trình phẫu thuật căng da bụng trước đó tôi đã thực hiện cách đây một năm

 5 năm trước
 4
 Đã xem 1233

Tôi chỉ chỉnh sửa lại phần giữa vết sẹo của phẫu thuật tào hình thành bụng chứ không phải toàn bộ và thực hiện hút mỡ VASER ở vị trí vết sẹo. Quy trình tạo hình thành bụng ban đầu của tôi được thực hiện cách đây một năm. Bây giờ tôi bị sưng nhiều và đau, khi nào có thể đi lại được vì tôi là người rất hay hoạt động. Xin cảm ơn.

SculpSure có thay thế được cho phẫu thuật căng da bụng không?

 4 năm trước
 7
 Đã xem 864

SculpSure có thay thế được cho phẫu thuật căng da bụng không?

Căng da bụng mini và hút mỡ có gì khác nhau?

 4 năm trước
 6
 Đã xem 825

Tôi 52 tuổi, cao 1m65, nặng 62.5kg. Tôi vẫn tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng không hiểu sao bụng vẫn bị xổ và eo vẫn to. Tôi định là sẽ căng da bụng mini hoặc hút mỡ nhưng vẫn chưa hiểu hai phương pháp này có gì khác nhau.

Tin liên quan
Cách giảm đau, căng cứng sau tạo hình thành bụng
Cách giảm đau, căng cứng sau tạo hình thành bụng

Đau sau tạo hình thành bụng là cảm giác căng tức lan khắp phạm vi vùng phẫu thuật, có thể hạn chế bằng thuốc giảm đau và một số biện pháp khác.

Căng da bụng dưới (panniculectomy)
Căng da bụng dưới (panniculectomy)

Phẫu thuật xử lý da thừa chảy xệ vùng bụng dưới

Những điều cần tránh sau khi phẫu thuật thu gọn bụng
Những điều cần tránh sau khi phẫu thuật thu gọn bụng

Sau khi giảm một lượng cân nặng đáng kể hoặc sau khi sinh con, phẫu thuật thu gọn bụng (tạo hình thành bụng) có thể giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.

Sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật tạo hình thành bụng
Sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật tạo hình thành bụng

Nếu bạn có da thừa lỏng lẻo trên vùng bụng thì tất cả các bài tập gập bụng ngồi hay nằm gập bụng hay các bài tập các làm săn chắc cơ bụng trên thế giới cũng không đủ để giúp bạn có được thành bụng phẳng mịn.

Bí quyết tốt nhất cho quá trình hồi phục tạo hình thành bụng
Bí quyết tốt nhất cho quá trình hồi phục tạo hình thành bụng

Thời gian hồi phục sau một số quy trình phẫu thuật hoặc các quy trình điều trị thẩm mỹ sẽ đủ ngắn để bạn có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật của mình. Tuy nhiên thật không may điều này là không thể với một quy trình phẫu thuật tạo hình thành bụng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây