1

BỚT HORI (Nevus Hori)

BỚT HORI (Nevus Hori)

TỔNG QUAN

  • Nevus Hori còn được gọi là nevus dạng Ota mắc phải 2 bên (Acquired bilateral nevus of Ota-like macules – ABNOM).
  • Nevus Hori thường gặp ở người châu Á, là tình trạng mắc phải thường xuất hiện sau 20 tuổi, xuất hiện ở cả 2 bên mặt và không ảnh hưởng niêm mạc.

CHẨN ĐOÁN

  • Nevus Hori được đặc trưng bởi các dát tăng sắc tố màu xanh- nâu- đen xuất hiện gần như đối xứng trên các vùng má, vùng mũi và hai bên trán ở phụ nữ trung niên và xuất hiện sau tuổi dậy thì.
  • Nevus Hori cũng có thể xảy ra đồng thời với các bệnh ngoài da khác như nám, tàn nhang, đốm nâu và Nevus Ota..., thường bị chẩn đoán nhầm với tình trạng nám (melasma).
  • Các cơ sở spa không có chuyên ngành da liễu thường gọi bớt Hori là nám chân sâu.

ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC

Hình ảnh mô học cho thấy có sự xuất hiện của các tế bào hắc tố (melanocytes) đang hoạt động tổng hợp melanin ở phần nhú và phần giữa của lớp bì (trong da bình thường melanocytes chỉ có mặt ở lớp thượng bì và nang lông).

NGUYÊN NHÂN: (chưa rõ)

ĐIỀU TRỊ

  • Nevus Hori là bệnh da lành tính, được điều trị chủ yếu vì lý do thẩm mỹ.
  • Do xuất hiện tế bào hắc tố ở lớp bì nên các biện pháp điều trị ức chế sắc tố thông thường như bôi, uống, peel sẽ kém đáp ứng.
  • Một số spa điều trị bớt Hori bằng đốt điện như đốt nốt ruồi, nếu bị ít và cơ địa khách hàng lành thương tốt cũng cho kết quả ngoạn mục, ngược lại thì sẹo lõm đầy mặt. Phương pháp này quá nhiều rủi ro nên không được khuyến khích.
  • Nevus Hori có thể được điều trị bằng Laser Ruby hoặc Laser Q-Switch Nd:YAG với bước sóng 1064, phác đồ điều trị của Bs Hoon Hur cho kết quả khá tốt.
  • Nếu Nevus Hori xuất hiện kèm theo tình trạng nám (melasma) thì quá trình điều trị sẽ diễn tiến phức tạp hơn.
  • Trong quá trình điều trị có thể xuất hiện tình trạng tăng sắc tố ở vùng da lành lân cận, nguyên nhân phần lớn do kỹ thuật bắn laser, vấn đề này cũng không đáng lo ngại vì sẽ giảm theo thời gian.
  • Điều trị bớt Hori khó hơn điều trị bớt Ota, mức độ đáp ứng với năng lượng laser mỗi giai đoạn là khác nhau nên cần điều chỉnh liên tục, kỹ thuật đi máy cũng khá quan trọng để hạn chế biến chứng.

Tác giả: Bs Trương Tấn Minh Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây