1

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ

Nguy cơ bạn lây truyền bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 cho em bé khi mang thai là thấp. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe của thai nhi đều tốt, mặc dù vẫn có khả năng virus Parvo B19 có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ bạn phơi nhiễm với căn bệnh này, hãy thông báo với bác sĩ – người theo dõi thai kỳ của bạn.
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ

Nội dung chính bài viết:

  • Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn gây ra do virus parvo B19, có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn.
  • Virus parvo B19 gây ức chế sản xuất hồng cầu, nên có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu và một số ít em bé chưa chào đời. Cụ thể như: thiếu máu bào thai, viêm cơ tim, sảy thai, lưu thai.
  • Virus parvo lây truyền qua nước bọt và dịch mũi, cũng lây truyền qua máu từ mẹ bầu sang thai nhi, trường hợp xấu tình trạng nhiễm trùng có thể gây tử vong cho thai nhi.
  • Như tên gọi của bệnh, triệu chứng điển hình là phát ban, đặc biệt “má đỏ giống như bị tát” xuất hiện ở trẻ nhỏ và sau đó biến mất sau khoảng 1-2 tuần.
  • Nếu nghi ngờ phơi nhiễm với virus parvo b19, mẹ bầu cần thông báo ngay lập tức với bác sĩ để được chỉ định thăm khám, làm xét nghiệm và lên kế hoạch điều trị, phòng tránh.

Bệnh parvovirus B19 gì?

Bệnh parovirus B19 còn được gọi là bệnh thứ năm bởi vì đó là bệnh ban đỏ thứ năm được xác định thường gặp ở trẻ thời thơ ấu - thường là một bệnh nhẹ, ảnh hưởng đến trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo và độ tuổi đi học. Bệnh này đôi khi được gọi là "bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn” vì chứng phát ban đỏ trên mặt trẻ thường xuất hiện khi chúng bị nhiễm khuẩn (nhiễm trùng).

Người lớn cũng có thể mắc căn bệnh này. Nó gây ra bởi virus parvo B19, ức chế sản xuất hồng cầu. Đối với trẻ em và người lớn có sức khỏe tốt, bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thường nhẹ. Nhưng đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu và một số ít em bé chưa chào đời thì virus này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

(Lưu ý: Virus parvo B19 không giống virus parvo mà chó, mèo được chủng ngừa. Bạn không thể bị nhiễm virus parvovirus tấn công động vật và động vật cũng không thể lây nhiễm virus parvovirus từ bạn).

Hình thức lây bệnh của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng chủ yếu lây lan qua nước bọt và dịch qua mũi. Vì vậy, bạn có thể bị lây nhiễm nó nếu ở gần người bị bệnh ho hoặc chảy mũi, hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc uống chung ly, tiếp xúc trực tiếp.

Parvovirus có thể lây truyền qua máu, vì vậy nếu người mẹ mắc bệnh này trong thời kỳ mang thai, bệnh có thể lây nhiễm cho em bé qua nhau thai. Trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp, nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề khiến thai nhi tử vong (thai chết lưu không rõ nguyên nhân).

Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai được miễn dịch với virus parvo, có nghĩa là họ và con của họ được bảo vệ khỏi bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn.

Điều gì có thể xảy ra với thai nhi nếu tôi bị nhiễm bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn khi mang thai?

Nếu bạn không có miễn dịch và tiếp xúc với Parvo B19 trong quá trình mang thai, thì con bạn hầu như sẽ ổn. Có khoảng 1/3 khả năng parvovirus sẽ được truyền qua nhau thai tới em bé, nhưng phần lớn trong số này đều khỏe mạnh và không có vấn đề hoặc bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào.

Dưới 5% các trường hợp mắc bệnh, nhiễm virus parvo trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu bào thai, viêm cơ tim, và/hoặc sảy thai hoặc thai chết lưu. Nếu thiếu máu hoặc viêm cơ tim nặng, thai nhi có thể phát triển tình trạng nguy hiểm gây tử vong được gọi là hydrops (tích tụ chất lỏng trong mô của em bé).

Khoảng 11% các bà mẹ bị nhiễm bệnh trước tuần thai thứ 20 sẽ mất đi đứa con của họ. Dưới 1% trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh sau giai đoạn giữa thai kỳ gặp phải các vấn đề do nhiễm trùng bệnh này.

Triệu chứng của nhiễm Parvovirus B19

Các triệu chứng ở mỗi người có thể khác nhau, khoảng một nửa số trẻ em và người lớn bị nhiễm parvovirus không có triệu chứng gì cả (mặc dù chúng vẫn lây nhiễm). Trong vài tuần đầu sau khi phơi nhiễm, có thể có một số triệu chứng nhẹ, như:

  • sốt nhẹ
  • đau nhức người
  • đau đầu
  • mệt mỏi
  • chảy nước mũi
  • đau họng

Các triệu chứng khác bao gồm:

Phát ban. Thông thường, khoảng một tuần sau khi những triệu chứng này bắt đầu, trẻ bị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn sẽ bị phát ban da mặt đỏ đặc biệt trông như má của chúng bị ai tát, tiếp theo là phát ban nổi mụn (và đôi khi ngứa) cũng có thể xuất hiện trên người, chân tay. Vào thời điểm xuất hiện phát ban trên mặt, hầu hết mọi người không bị lây nữa.

Phát ban thường biến mất trong một hoặc hai tuần, nhưng có thể kéo dài lâu hơn hoặc xuất hiện trở lại ngắt quãng trong vài tháng tới, có thể do ánh nắng mặt trời, nóng hoặc lạnh, hoặc tập thể dục. (Trong những lần tái phát này, người bệnh sẽ không lây nhiễm). Trẻ em bị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do virus Parvo B19 cũng có thể bị đau khớp, mặc dù điều này không phổ biến.

Những người trưởng thành bị nhiễm bệnh thường không có đặc điểm đặc trưng "má đỏ như bị ai tát". Thông thường - nếu có nổi ban - đó chỉ là tình trạng phát ban nhẹ hơn với dạng nổi mụn.

Đau hoặc sưng khớp. Phụ nữ nói chung có thể bị đau khớp như chứng viêm khớp, thường ảnh hưởng đến khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, đôi khi là đầu gối và thường hết trong vài tuần, mặc dù nó có thể kéo dài hoặc tái phát trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Bà bầu nên làm gì nếu nghĩ mình đã bị phơi nhiễm virus Parvo B19

Gọi ngay cho bác sĩ của bạn. (Đừng đợi để xem có xuất hiện các triệu chứng hay không). Bác sĩ có thể muốn lấy máu và kiểm tra kháng thể parvovirus, điều này sẽ giúp xác định xem bạn có miễn nhiễm, bị nhiễm bệnh gần đây hay có nguy cơ bị lây nhiễm hay không. Bạn có thể cần phải xét nghiệm máu lại nếu bác sĩ nghi ngờ bạn vẫn có virus này trong người.

Điều trị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do virus parvo B19 như thế nào?

Nếu kết quả xét nghiệm máu gần đây bạn đã bị nhiễm bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện hàng loạt siêu âm để kiểm tra lượng chất lỏng dư thừa trong mô của em bé (bàng quang của thai nhi) cũng như các dấu hiệu khác, như dịch màng ối hoặc nhau thai trông quá to và sưng phồng. Siêu âm Doppler là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn cũng có thể được thực hiện đồng thời để kiểm tra sự lưu thông máu cũng như tìm kiếm các dấu hiệu thiếu máu ở thai nhi.

Nếu con bạn vẫn tiếp tục trông có vẻ khỏe mạnh và không phát triển bất kỳ vấn đề gì sau vài tháng thì đừng lo lắng – rất khó có thể phát triển một vấn đề liên quan đến virus parvo sau này.

Tuy nhiên, nếu xét nghiệm cho thấy có chứng thiếu máu hay phù tích dịch thai nhi thì bước tiếp theo có thể là bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm chọc hút máu cuống rốn qua da. Trong quy trình này, bác sỹ chuyên khoa nhi (chuyên gia về các ca mang thai có nguy cơ cao) sẽ đưa một cây kim vào tử cung của người mẹ dưới sự hướng dẫn siêu âm và rút máu từ dây rốn của bé để kiểm tra bệnh thiếu máu. Nếu thiếu máu trầm trọng, bác sĩ có thể đề nghị truyền máu thai nhi, trong đó máu được truyền vào trong tĩnh mạch rốn của bé.Mặc dù phương pháp này không phải là không có rủi ro, nhưng nó sẽ cải thiện tỷ lệ sống sót của trẻ bị ảnh hưởng nặng.

Mặt khác, nếu tình trạng thiếu máu được đánh giá là nhẹ và các điểm phù tích dịch tiến triển tốt hơn thì có thể bạn chỉ cần tiếp tục theo dõi bằng siêu âm thông thường và siêu âm Doppler. Trong hầu hết các nghiên cứu, trẻ sơ sinh bị nhiễm Parvovirus B19 trong thời gian mang thai đã sống sót mà tỷ lệ mắc khuyết tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về phát triển không cao hơn so với những bà mẹ không bị nhiễm bệnh.

Bà bầu có thể làm gì để tránh bị nhiễm bệnh Parvovirus B19?

Thật khó để tránh tiếp xúc, vì người ta lây nhiễm trước khi họ có dấu hiệu mắc bệnh (và một số không có triệu chứng nào cả). Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm parvovirus, cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác bằng cách làm theo các khuyến cáo này:

  • Tốt nhất nên tránh xa những người có các triệu chứng giống như nhiễm virut.
  • Rửa tay thường xuyên và luôn luôn rửa sau khi lau mũi hoặc chạm vào các mô của trẻ em đang bị bệnh hoặc những người xung quanh đang bị bệnh.
  • Không dùng chung thức ăn, dụng cụ ăn uống hoặc uống chung ly.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có đúng là bị nhiễm Rubella trong thai kỳ không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  501 lượt xem

Mang thai được 12 tuần, em đi xét nghiệm máu và nước tiểu. Chỉ số igM là Grayzone 1.25, igG là Reactive 61.1. Bs ở huyện bảo em bị nhiễm Rubella. Nhưng cách đây hơn 10 năm, khi có dịch Rubella hoành hành, nhiều người bị phát ban nên em và chị đã tiêm ngừa Rubella. Hiện, chị em đã có 3 cháu khoẻ mạnh, bình thường. Vậy, theo kết quả xn trên thì có đúng là em bị nhiễm Rubella không ạ?

Có bị nhiễm Rubella trong thai kỳ không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  572 lượt xem

Có bầu được gần 7 tuần, em đi khám và xét nghiệm máu tại Bv kết quả rubella của em igg âm tính 0.06. Theo hẹn của bs, khi thai 16 tuần, em đi xét nghiệm lại, igG 37, dương tính và igM âm tính. Vậy, em có bị nhiễm rubella trong thời gian mang thai hay không ạ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3222 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1250 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  841 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây