1

Uống rượu khi mang thai

Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu nổi lên với những phát hiện rằng uống rượu từ mức thấp đến trung bình trong thời kỳ mang thai có thể không làm tổn thương đáng kể đến thai nhi.
Uống rượu khi mang thai Uống rượu khi mang thai

Uống bao nhiêu rượu được xem là quá nhiều trong thời kỳ mang thai?

Rượu và thai kỳ không nên kết hợp với nhau. Không ai biết chính xác được những tác hại tiềm ẩn của nó đối với em bé đang phát triển ngay cả khi uống lượng rượu nhỏ nhất.

Các chuyên gia thuộc trường Sản Phụ khoa Hoa Kỳ và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cũng như các quan chức y tế công cộng khác ở Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai (và phụ nữ đang cố gắng thụ thai) đảm bảo an toàn bằng cách không uống rượu ở bất kỳ mức nào.

Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu nổi lên với những phát hiện rằng uống rượu từ mức thấp đến trung bình trong thời kỳ mang thai có thể không làm tổn thương đáng kể đến thai nhi. Ví dụ, vào năm 2012, các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã công bố những nghiên cứu được công bố rộng rãi cho thấy không có vấn đề gì nghiêm trọng ở trẻ em dưới 5 tuổi mà mẹ đã uống từ một đến tám ly rượu mỗi tuần.

Mặc dù có những kết quả này nhưng các tác giả nghiên cứu vẫn khuyên phụ nữ mang thai nên tránh uống rượu hoàn toàn. Tại sao? Vì chẳng có số lượng "rượu" nào được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai.

Rượu có thể ảnh hưởng như nào đến thai nhi?

Khi bạn uống, rượu sẽ nhanh chóng di chuyển qua dòng máu của bạn, đi qua nhau thai và tiếp cận đến em bé. Thai nhi phân hủy rượu chậm hơn bản thân bạn, vì vậy cuối cùng có thể chứa một lượng cồn ở trong máu cao hơn.

Uống rượu gây nguy hiểm cho em bé đang phát triển trong bụng theo nhiều cách: Làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Chỉ cần uống một lần mỗi ngày cũng có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân và tăng nguy cơ con phải đối mặt với các vấn đề về học tập, nói, chú ý, ngôn ngữ và hiếu động thái quá.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ tương lai chỉ uống ít một lần một tuần có nguy cơ có con sau này thể hiện hành vi hung hăng và gian dối nhiều hơn so với những người không uống ngụm rượu nào. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các cô gái có mẹ uống rượu trong khi mang thai thường có các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

"Rối loạn rượu cồn ở thai nhi" (FASD) là thuật ngữ chuyên gia sử dụng để mô tả hàng loạt vấn đề liên quan đến tiếp xúc với rượu trước khi sinh. Kết quả nghiêm trọng nhất của việc sử dụng rượu là hội chứng nhiễm cồn thai nhi (FAS), một tình trạng kéo dài suốt đời đặc trưng bởi sự tăng trưởng kém (trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, khuyết tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Trẻ sơ sinh bị FAS cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường cũng như những khiếm khuyết về giải phẫu, đặc biệt là ở tim và cột sống. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương có thể bao gồm khiếm khuyết về trí tuệ, sự chậm trễ trong phát triển thể chất, các vấn đề về thị giác, thính giác cùng nhiều vấn đề về hành vi.

Uống nhiều rượu ( uống từ 8 ly trở lên mỗi tuần hoặc nhiều hơn 3 ly mỗi lần) sẽ làm tăng nguy cơ bé bị FAS. Ngay cả trẻ sơ sinh có mẹ uống ít cũng có thể phát triển chứng FASD hoặc sau đó mắc phải một số vấn đề về tinh thần, thể chất hoặc hành vi.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), việc tiếp xúc với rượu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các dị tật bẩm sinh và các vấn đề về phát triển ở đất nước này. Theo báo cáo gần đây của CDC, 10% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ báo cáo uống rượu trong 30 ngày vừa qua. Trong số những phụ nữ này, 1/3 số người uống rượu say sưa, chè chén.

Làm thế nào để được hỗ trợ?

Nếu bạn không thể cai rượu hoàn toàn trong thời kỳ mang thai, thì cần phải được giúp đỡ càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số lựa chọn:

  • Nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
  • Liên lạc với chương trình hỗ trợ cai rượu ở địa phương.
  • Gọi đường dây trợ giúp khẩn cấp.
  • Tìm một cơ sở trị liệu tình trạng lạm dụng chất gây nghiện ở gần mình.

Bia và rượu không chứa cồn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cụm từ “không cồn” (nonalcoholic) gây một chút nhầm lẫn khi nói đến bia và rượu. Đồ uống chứa nhãn "không cồn" có thể chứa một lượng cồn (trong khi những loại có nhãn "không chứa cồn" (alcohol-free) mới là không được chứa bất kỳ thành phần cồn nào. Tất cả các loại bia và nhiều loại rượu ghi nhãn là không cồn thực sự có chứa một lượng cồn, mặc dù thường dưới 0,5% (so với bia thường có khoảng 5% cồn).

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số loại đồ uống có chứa một lượng rượu lớn hơn so với mức ghi trên nhãn của họ - thậm chí một số nhãn còn ghi hẳn là “alcohol-free".

Mặc dù rất ít người cho rằng lượng cồn trong rượu ghi nhãn “nonalcoholic” hoặc “alcohol-free” có thể gây hại cho em bé nhưng nhưng bạn cần nhận thức được điều đó - đặc biệt nếu bạn uống những loại đồ uống này thường xuyên hoặc với số lượng lớn. Để loại trừ tất cả các nguy cơ tiếp xúc với cồn, các chuyên gia khuyên các bà mẹ tương lai tránh hoàn toàn những thức uống này.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi đã lỡ uống một ít rượu trước khi biết mình mang thai?

Nếu bạn đã uống một hoặc 2 ly trước khi đến kỳ kinh thì đừng hoảng sợ, điều này không có khả năng làm hại em bé của bạn. Điều quan trọng nhất cần tập trung là giữ sức khỏe tốt ngay từ bây giờ - và tránh uống rượu trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho em bé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: uong ruou mang thai
Tin liên quan
Thực Phẩm Chức Năng Khi Mang Thai: Chất nào nên Uống? Chất Nào Nên Tránh?
Thực Phẩm Chức Năng Khi Mang Thai: Chất nào nên Uống? Chất Nào Nên Tránh?

Trong khi một số loại thực phẩm chức năng có lợi cho phụ nữ mang thai thì một số loại khác lại có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có được uống thuốc ngủ khi đang mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1611 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có được uống thuốc ngủ trong khi đang mang thai không ạ? Và việc uống thuốc ngủ có an toàn cho thai nhi không? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3985 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai có an toàn không ạ? Theo bác sĩ tôi có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai không?

Uống nước máy khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  826 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống nước máy khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai 15 tuần nên ăn uống bổ sung gì để tốt cho bé, uống sữa bà bầu toàn bị nôn
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1196 lượt xem

Các bác sĩ cho e hỏi với ạ em mang thai 15w nên ăn uống bổ sung những gì để tốt cho bé ạ, sữa bầu thì em uống không hợp nên cứ nôn khi vừa uống vào, đây là lần đầu tiên em mang thai nên e không có nhiều kinh nghiệm ăn uống hay chăm sóc để bé phát triển tốt ạ

Uống thuốc trị nấm lưỡi khi đã mang thai 2 tuần, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  862 lượt xem

Em bị tưa lưỡi nên dùng kháng sinh amoxilin, vtaminC, nystatin dạng viên nén, thuốc bôi nấm lưỡi daktarin oral gel, nhiệt lưỡi zytee. Sau đó, đi khám thì mới biết mình đã mang thai là 2 tuần. Vậy, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây