1

Tiêm ngoài màng cứng qua khe xương cùng - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Tiêm ngoài màng cứng là một liệu pháp dùng kim nhỏ đưa thuốc (thường là corticoid loại nhũ dịch) vào khoang ngoài màng cứng để điều trị cho tình trạng đau cột sống thắt lưng hoặc đau thần kinh tọa do một số bệnh lý của đĩa đệm. Tiêm ngoài màng cứng có thể đi theo hai đường: đường qua khe xương cùng và đường qua khe liên đốt L3 – L4 hoặc L4 – L5. Kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng qua khe xương cùng dễ thực hiện hơn sẽ được trình bày trong bài này.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Đau thần kinh tọa hoặc đau cột sống thắt lưng do một số bệnh lý của đĩa đệm như: thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không được áp dụng tiêm khớp cho các trường hợp:

  •  Viêm đốt sống đĩa đệm do nhiễm khuẩn: viêm mủ, lao...
  •  Đau cột sống nghi ngờ do các bệnh ác tính (ung thư di căn xương, bệnh đa u tủy xương...).
  •  Nhiễm khuẩn ngoài da vùng tiêm khớp.

- Thận trọng chỉ định tiêm khớp đối với người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp (cần được kiểm soát tốt trước và sau khi tiến hành thủ thuật), bệnh máu, nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch (HIV)

- Phụ nữ đang chu kỳ kinh nguyệt không nên tiêm ngoài màng cứng qua khe xương cùng để tránh nhiễm trùng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp.
  •  01 Điều dưỡng.

2. Phương tiện

  •  Phòng thủ thuật vô trùng.
  •  Hộp thuốc chống sốc theo quy định.
  •  Hộp đựng dụng cụ vô trùng (xăng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc...).
  •  Kim tiêm 20G (0,9 x 38mm).
  •  Bơm tiêm nhựa 5 ml (loại dùng 1 lần).
  •  Bông cồn 70o, dung dịch Betadin hoặc cồn iốt, băng dính y tế/ hoặc băng dính Urgo.
  •  Thuốc: hydrocortisol acetat (nồng độ 1ml = 25mg); Depo-Medrol (methyl prednisolon acetat, nồng độ 1ml = 40mg).

3. Người bệnh

  •  Cần được kiểm tra chẩn đoán xác định, các chỉ định, chống chỉ định.
  •  Giải thích BN: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Theo mẫu quy định.

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định.

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định

2. Các bước

- Xác định vị trí tiêm: Người bệnh nằm sấp, bộc lộ rõ vùng cùng cụt, hai chân hơi dạng. Khe xương cùng cụt là một khe hình tam giác nằm ngay trên đường giữa khe mông, đường kính khoảng 5 mm, đỉnh hướng về phía xương cụt.

- Sát trùng kỹ vùng định tiêm.

- Kỹ thuật tiêm: chọc kim vào khe xương cùng vuông góc với mặt da, sau đó ngả , luồn kim vào với độ sâu ngập kim (khoảng 30 – 38 mm). Sau khi hút nhẹ nhàng không thấy máu và dịch não tuỷ thì bơm 1 - 2 ml thuốc corticoid vào khoang ngoài màng cứng. Nếu tiêm đúng khoang ngoài màng cứng, khi bơm thuốc thấy nhẹ như khi bơm vào tĩnh mạch, người bệnh có thể có cảm giác tức nặng ở hai chân. Nếu khi bơm thuốc thấy nặng tay là chưa vào đúng khoang ngoài màng cứng. Lúc đó phải điều chỉnh đường kim hoặc thậm chí rút kim ra xác định lại vị trí tiêm.

3. Chăm sóc người bệnh ngay sau tiêm

  • Băng chỗ tiêm.
  • Dặn BN giữ sách và không để ướt vị trí tiêm trong 24giờ.
  • Sau 24 h mới bỏ băng dính, có thể rửa nước bình thường vào chỗ tiêm
  • Tái khám nếu thấy chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí tiêm

VI. THEO DÕI

  •  Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 giờ.
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra sau 24 giờ.
  •  Theo dõi hiệu quả điều trị.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung giảm đau paracetamol
  •  Nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm do thủ thuật không vô khuẩn (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ. Xử trí: siêu âm phần mềm xác định vị trí tổn thương, điều trị kháng sinh.
  •  Đau đầu do đâm thủng khoang màng cứng
  •  Viêm dính màng nhện, viêm màng não vô khuẩn.
  •  Viêm màng não mủ do thủ thuật không vổ khuẩn: biểu hiện bằng sốt, hội chứng màng não (+), có thể liệt nhẹ hai chi dưới, rối loạn cảm giác, giảm hoạt động chức năng ruột, chọc dò dịch não tủy có các đặc điểm của viêm màng não mủ. Những trường hợp này cần hội chẩn với chuyên khoa truyền nhiễm để điều trị kịp thời.
  •  Biến chứng hiếm gặp: tai biến do BN quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: BN choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn... xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiêm ngoài màng cứng qua khe liên đốt - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng - cùng bằng tiêm ngoài màng cứng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con)
Thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con)

Thai ngoài tử cung không được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng có thể dẫn tới một ống dẫn trứng bị vỡ, gây đau bụng nặng và chảy máu. Điều này có thể dẫn đến hư hỏng ống dẫn trứng vĩnh viễn, mất ống, hoặc thậm chí thai phụ bị tử vong nếu chảy máu trong nặng không được điều trị ngay.

Có thể mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung không?
Có thể mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung không?

Khi mô niêm mạc tử cung hình thành ở những nơi bất thường thì có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản không?

Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường trên cổ tử cung phát triển một cách mất kiểm soát.

Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả
Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả

Chạy bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản nhưng có hiệu quả giảm cân tuyệt vời vì giúp đốt cháy rất nhiều calo, điều này thậm chí còn có thể tiếp tục sau khi đã ngừng tập.

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hai lần mang bầu có tim thai, nhưng vẫn ngoài tử cung?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  700 lượt xem

Năm trước, bà xã tôi có bầu nhưng thai ngoài tử cung, dùng thuốc không được nên cuối cùng phải cắt bỏ 1 bên. Giờ, bà xã tôi có thai lại được 6 tuần. Đi khám, bs bảo đã có tim thai, nhưng thai vẫn ngoài tử cung. Như vậy, vợ tôi có phải bỏ thai không ạ?

Thai ngoài tử cung, bao lâu sau được mang thai lại?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3557 lượt xem

Vợ em bị thai ngoài tử cung, sát buồng trứng phải và được điều trị bằng cách tiêm thuốc 1 liều/ ngày, cách đây 1 tuần. Chỉ số beta của vợ em giảm từ 800 xuống 400. Vậy, bao lâu sau thì vợ chồng em mới có thể quan hệ lại? Và bao lâu sau thì em mang thai lại được ạ?

Làm sao để việc mang thai ngoài tử cung không tái diễn?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  887 lượt xem

Cuối năm trước, mang thai được 3 tuần, em đi khám, bs kết luận thai ngoài tử cung bị thoái triển. Đầu năm nay, em có khám phụ khoa, kết quả bình thường. Giờ, hai vợ chồng em cũng mong có con, bs có cách nào để tránh cho việc mang thai ngoài tử cung không tái diễn? Hiện, chồng em đang bị vảy nến thì liệu có di truyền sang con không ạ?

Liệu có phải đang mang thai ngoài tử cung?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1522 lượt xem

Trể kinh gần 2 tháng, thử que 2 vạch, em đi khám, kết quả siêu âm là: TD khối Echo hổn hợp cạnh buồng trứng P, có khả năng mang thai ngoài tử cung. Ứ dịch tai vòi trứng. Khối echo dày lòng tử cung. ĐN Beta HCG định lượng Kết quả xét nghiệm Beta HCG âm tính < 5 mIU/ml - Kết luận: TD Polyp BTC, ứ dịch VT (P). Em đã tìm hiểu và lo sẽ có thai ngoài tử cung, bởi lý do: Xét nghiệm Beta HCG thấp < 5mIU/ml + Bs khám xong chỉ kê đơn thuốc sắt mà chưa có hướng điều trị gì, ngoài hẹn em tháng sau, đến khám. Nhờ bs tư vấn dùm?

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  808 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây