1

Thiểu ối (nước ối ít)

Chỉ số nước ối bình thường trong tam cá nguyệt thứ ba là từ 5 đến 25 cm (cm). Dưới 5 cm được coi là thấp.
Thiểu ối (nước ối ít) Thiểu ối (nước ối ít)

Nước ối là gì?

Nước ối là chất lỏng nằm trong túi ối, bao quanh thai nhi và đóng một vai trò vô cùng quan trọng:

  • Bảo vệ bé khỏi chấn thương (ví dụ như nếu bạn bị ngã).
  • Ngăn ngừa dây rốn bị ép, nếu không sẽ làm giảm cung cấp oxy cho thai nhi.
  • Giúp duy trì nhiệt độ hằng định trong dạ con.
  • Bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
  • Cho phép em bé di chuyển xung quanh để cơ và xương phát triển đúng cách.
  • Giúp hệ thống tiêu hóa và hô hấp thai nhi phát triển khi em bé nuốt, bài tiết rồi "hít vào" và "thở ra" từ phổi.

Nước ối sinh ra từ đâu?

Trong 14 tuần đầu thai kỳ, chất lỏng chuyển từ hệ tuần hoàn của bà bầu thành túi nước màng. Vào đầu tam cá nguyệt thứ hai, em bé bắt đầu nuốt nước ối, truyền qua thận và bài tiết nó ra như nước tiểu, sau đó nuốt lại, tái lập đầy đủ lượng nước ối mỗi lần vài giờ. (Vâng, điều này có nghĩa là hầu hết nước ối là nước tiểu của em bé!)

Vì vậy, thai nhi đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ đúng số lượng chất lỏng trong túi nước ối. Đôi khi, mặc dù hệ thống này bị rối loạn, dẫn đến hoặc là quá nhiều hoặc quá ít chất lỏng - cả hai đều có thể gây ra vấn đề.

Lượng nước ối bao nhiêu là vừa?

Trong tình hình bình thường, lượng nước ối (chỉ số nước ối) tăng lên cho đến đầu tam cá nguyệt thứ ba. Ở tuần thai đỉnh điểm thứ 34 đến 36, lúc này túi ối có thể mang tới 800 ml nước ối. Sau đó, lượng này giảm dần cho đến khi sinh.

Khi có quá ít dịch ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ của bạn, nó được gọi là thiểu ối. Theo March of Dimes, khoảng 4% bà bầu được tìm thấy có nước ối quá ít, thường là trong tam cá nguyệt thứ 3. Trong số những người vẫn còn mang thai 2 tuần nữa mới đến ngày dự sinh, thì tỉ lệ bị ít nước ối là 12%.

Cách phát hiện thiểu ối (ít nước ối)

Bác sĩ có thể nghi ngờ vấn đề này nếu bạn bị rỉ ối, đo thấy lượng nước ốt ít, hoặc không cảm thấy em bé di chuyển nhiều. Bác sĩ cũng có thể đang theo dõi nó nếu trước đó bạn đã có một em bé bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung; nếu bạn bị cao huyết áp mạn tính, tiền sản giật, bệnh tiểu đường hoặc lupus; hoặc nếu bạn đã quá ngày dự sinh.

Để tìm hiểu điều gì đang xảy ra, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện siêu âm. Nhân viên siêu âm sẽ đo lượng nước ối lớn nhất trong bốn vị trí khác nhau của tử cung của bạn và gom chúng lại để xem chỉ số nước ối (AFI) của bạn là bao nhiêu. Chỉ số nước ối bình thường trong tam cá nguyệt thứ ba là từ 5 đến 25 cm (cm). Dưới 5 cm được coi là thấp.

Nguyên nhân gây thiểu ối

Các chuyên gia không phải lúc nào cũng biết nguyên nhân gây ra mức nước ối thấp. Phổ biến nhất vào cuối tam cá nguyệt thứ ba, đặc biệt nếu bạn đã quá ngày dự sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

Rỉ ối ( rách màng ối)

Một vết rách nhỏ trong màng ối có thể cho phép một số chất lỏng thoát ra ngoài. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai của bạn, nhưng phổ biến hơn khi bạn tiến gần đến ngày sinh con. Bạn có thể nhận thấy sự rò rỉ chất lỏng nếu thấy đồ lót của mình bị ướt, hoặc bác sĩ nhận ra trong một lần thăm khám định kỳ. (Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn nghi ngờ nước ối bị rò rỉ.)

Màng ối bị rách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả bạn và con vì nó cho phép vi khuẩn xâm nhập vào túi nước ối. Đôi khi vết rách ở túi nước ối sẽ lành lại, sự rò rỉ sẽ dừng lại và mức chất lỏng sẽ trở lại bình thường. (Đây là trường hợp thường xảy ra nếu sự rò rỉ xảy ra sau khi thực hiện chọc ối).

Các vấn đề về nhau thai

Một vấn đề với nhau thai, chẳng hạn như bong nhau thai một phần, trong đó rau thai bong ra khỏi thành tử cung, có thể dẫn đến lượng dịch ối thấp. Nếu nhau thai không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho em bé, bé sẽ ngừng sản xuất nước tiểu.

Một số bệnh lý

Như đã đề cập ở trên, một số bệnh như huyết áp cao mạn tính, tiền sản giật, bệnh tiểu đường và lupus có thể dẫn đến lượng nước ối thấp.

Mang thai đôi hoặc đa thai

Bạn có nguy cơ ít nước ối nếu bạn đang mang cặp song sinh hoặc đa thai. Chứng tràn dịch màng phổi có thể xảy ra trong trường hợp hội chứng truyền máu song thai, trong đó một bé có quá ít dịch ối, trong khi bé còn lại lại có quá nhiều nước ối.

Những bất thường về thai nhi

Nếu bà bầu được phát hiện ít nước ối trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, có nghĩa là con bạn có thể có khuyết tật bẩm sinh. Nếu thận của em bé không có hoặc không phát triển đúng cách hoặc đường tiết niệu bị tắc nghẽn, thai nhi sẽ không sản xuất đủ nước tiểu để duy trì mức nước ối.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu được chẩn đoán có ít nước ối?

Nếu bạn có mức nước ối thấp, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ để chắc chắn thai nhi vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Cách kiểm soát thai kỳ của bạn phụ thuộc vào số tuần thai của bạn cũng như tình trạng hiện tại của bạn và con, cho dù bạn có biến chứng khác hay không.

Nếu bạn đang ở gần ngày dự sinh, bác sĩ sẽ cho kích sinh. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải sinh con ra sớm - ví dụ như bạn bị tiền sản giật nghiêm trọng hoặc con của bạn không phát triển tốt trong dạ con.

Trong bất kỳ trường hợp nào, em bé sẽ được theo dõi chặt chẽ bằng cách siêu âm và các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe thai nhi, và siêu âm mạch máu Doppler. Bạn sẽ được yêu cầu uống nhiều chất lỏng, rồi đếm số lần đá của thai nhi và hãy cho bác sĩ biết ngay nếu bạn thấy em bé ít hoạt động hơn.

Thiểu ối có thể gây biến chứng trong thời gian chuyển dạ nhiều hơn. Vấn đề chính là do mức nước ối thấp ảnh hưởng đến các cử động của em bé hoặc các cơn co thắt của bạn sẽ gây chèn nén dây rốn.

Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể luồn một ống thông mềm qua cổ tử cung để bơm một lượng nước muối vào túi nước ối nhằm giảm nguy cơ biến chứng do ít nước ối. Nếu con bạn không thể chịu đựng được một quá trình sinh để đảm bảo an toàn, bác sĩ hoặc nhân viên hộ sinh sẽ đề nghị sinh mổ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thieu oi
Tin liên quan
Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Thiếu máu trầm trọng trong 2 tháng đầu của thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ con sinh ra nhẹ cân...

Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm
Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm

Hãy nghiên cứu để đọc hiểu các xét nghiệm máu, giúp chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.

Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ
Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ

Nếu mẹ bị thiếu máu, việc bạn lo lắng đứa trẻ cũng sẽ ít chất sắt trong người là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng không phải lúc nào cũng thế...

Tâm sự bà bầu: Đối phó với thiếu máu do thiếu sắt
Tâm sự bà bầu: Đối phó với thiếu máu do thiếu sắt

Một số bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ các bà bầu, những người phải đối phó với tình trạng mệt mỏi, uống viên thuốc sắt và xét nghiệm, tất cả đều là một phần của việc bị thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Uống nước máy khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  815 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống nước máy khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  849 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Uống nước cây cúc dại (echinacea) trong thai kỳ có được không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1033 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể uống nước cây cúc dại (echinacea) khi đang mang thai không ạ? Loại nước này có an toàn cho thai nhi không, thưa bác sĩ?

Có nên uống nước ngọt chứa caffein khi mang bầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  426 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đang mang bầu và tôi có nên uống nước ngọt chứa caffein không ạ? Nó có an toàn cho em bé của tôi không?

Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  769 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây