1

Thăm dò điện sinh lý tim - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Thăm dò điện sinh lý tim là một phương pháp thăm dò chảy máu cơ bản, trực tiếp để chẩn đoán xác định các loại rối loạn nhịp tim và cơ chế gây ra các rối loạn nhịp tim này mà các phương pháp khác như khám lâm sàng, điện tâm đồ, siêu âm tim, ghi Holter điện tim 24 giờ không thể chẩn đoán chắc chắn. Đó là tiêu chuẩn vàng để các phương pháp khác so sánh và đánh giá kết quả của điều trị nội khoa và ngoại khoa hiện nay. Đồng thời thăm dò điện sinh lý tim cũng là phương pháp nền tảng cho việc phát triển kỹ thuật can thiệp điều trị rối loạn nhịp tim như điều trị bằng Radio frequency (RF) hay cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn,...

II. CHỈ ĐỊNH

Thăm dò điện sinh lý tim được sử dụng cho 03 nhóm bệnh: rối loạn nhịp nhanh, rối loạn nhịp chậm và ngất chưa rõ nguyên nhân.

1. Rối loạn nhịp chậm:

  •  Các bệnh lý tổn thương hệ thống dẫn truyền trong tim cũng như bệnh lý nút xoang.
  •  Người bệnh ngất chưa rõ nguyên nhân.

2. Rối loạn nhịp nhanh:

Các loại rối loạn nhịp nhanh.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Nhiểm khuẩn cấp.
  •  Rối loạn đông máu.
  •  Người bệnh quá lo sợ không cộng tác với thầy thuốc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • 02 bác sĩ trực tiếp thăm dò điện sinh lý tim, 1 bác sĩ chính, 1 bác sĩ phụ giúp.
  • 02 kỹ thuật viên trực tiếp phục vụ và theo dõi, ghi chép các kết quả trong quá trình thủ thuật.
  • 01 kỹ thuật viên hoặc 01 kĩ sư của buồng máy chụp mạch.

2. Phương tiện

  •  Thuốc cấp cứu: đủ các thuốc cấp cứu thiết yếu về tim mạch và nội khoa nói chung.
  •  Thuốc dùng trong thăm dò điện sinh lý tim: isoproterenol TM, procainamid ™, adenosin TM, atropin TM.
  •  Máy chụp mạch kỹ thuật số một bình diện hoặc 2 bình diện đồng bộ có khả năng chuyển động nghiêng phải, nghiêng trái.
  •  Máy sốc điện, tạo nhịp tim tạm thời, hệ thống monitor theo dõi trong suốt quá trình làm thủ thuật.
  •  Máy kích thích tim theo chương trình, có khả năng nhận cảm QRS.
  •  Hệ thống thăm dò điện sinh lý tim với thiết bị ghi nhận tín hiệu trong buồng tim và điện tâm đồ bề mặt: tối thiểu 20 kênh có thể hiệu chỉnh biên độ và cường độ tín hiệu; tốc độ theo dõi từ 25 đến 300 mm/s.
  •  Introduce 5F, 6F, 7F.
  •  Dây điện cực biopolar/unipolar các kích cỡ 4F, 5F, 6F và cáp nối cùng loại.
  •  Dung dịch NaCl 0,9%.
  •  Dung dịch gây tê tại chỗ: novocain 2%.
  •  Bơm tiêm nhựa dùng 01 lần: 10 ml: 4 chiếc; 5 ml: 1 chiếc.
  •  Kim chọc mạch: 02 chiếc.
  •  Gạc vô khuẩn, khăn mổ vuông, găng tay vô khuẩn các cỡ.
  •  Bơm tiêm đặc biệt bơm thuốc cản quang và thuốc cản quang chỉ dùng cho những trường hợp cần thiết.
  •  Băng ép cầm máu dùng khi kết thúc thủ thuật.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh được chỉ định thăm dò điện sinh lý tim theo yêu cầu lâm sàng.
  •  Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ thăm khám người bệnh cẩn thận, giải thích đầy đủ cho người bệnh, phát hiện các chống chỉ định, làm các xét nghiệm cần thiết. Vệ sinh cá nhân và viết cam kết thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Kiểm tra hồ sơ bệnh án có đầy đủ điều kiện để tiến hành thủ thuật.

- Kiểm tra đúng người bệnh và đúng chỉ định.

- Thực hiện kỹ thuật:

  •  Đường vào có thể qua đường tĩnh mạch lớn như: tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh.
  •  Đưa điện cực qua tĩnh mạch trên vào trong buồng tim: buồng nhĩ phải hoặc thất phải.
  •  Kích thích nhĩ và thất theo chương trình, ghi lại những thông số hoạt động điện của tâm nhĩ và tâm thất dưới điều kiện cơ bản và trong điều kiện kích thích bằng thuốc hoặc bằng điện.
  •  Phát hiện các rối loạn nhịp hoặc bất thường điện học trong buồng tim.
  •  Kết thúc thủ thuật rút điện cực và rút introduce.

- Băng ép cầm máu vô khuẩn vị trí chọc mạch.

VI. THEO DÕI

  •  Sau khi thăm dò điện sinh lý tim, người bệnh tiếp tục được theo dõi tiếp tại phòng điều trị tích cực.
  •  Người bệnh được theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2, nhiệt độ liên tục trong 24 giờ sau thăm dò điện sinh lý tim.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Ngừng tim vô tâm thu: ép tim ngoài lồng ngực, tạo nhịp tạm thời. Đề phòng phải có hệ thống theo dõi hoạt động tốt, chú ý theo dõi người bệnh.
  •  Rung thất: bình tĩnh sốc điện với liều điện 150-200 J (Biphasic) hoặc 200-300 J (monophasic).
  •  Cường phế vị: lập tức nâng hai chân người bệnh vuông góc với bàn can thiệp , atropin tĩnh mạch, truyền dịch nhanh. Cần giải thích để người bệnh an tâm, chuẩn bị gây tê tại chỗ, giảm đau tốt.
  •  Tắc mạch do cục máu đông mới hình thành: dự phòng bằng heparin tĩnh mạch 2000-5000 UI, không để cục máu đông trong lòng introduce.
  •  Chảy máu, gây tụ máu tại vùng chọc kim: băng ép, kiểm tra không chảy máu, mạch dưới chỗ băng ép rõ, không tê. Ghi chép đầy đủ rõ ràng những điều cần chú ý theo dõi vào hồ sơ.
  •  Thủng tim, ép tim cấp: bình tĩnh truyền dịch nhanh nâng huyết áp, kiểm tra lại lượng dịch màng tim bằng soi X quang và siêu âm tim, chọc hút dẫn lưu kín dịch màng tim. Theo dõi sát cần thiết chuyển ngoại khoa tim mạch khâu cầm máu. Đề phòng: tiến hành thận trọng từng bước, luôn luôn soi X quang kiểm tra vị trí điện cực di chuyển trong buồng tim và lòng mạch.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Test chẩn đoán nhược cơ bằng điện sinh lý - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Nội soi khớp vai chẩn đoán (có sinh thiết) - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Điện tim thường - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Nội soi khớp gối sinh thiết để chẩn đoán - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản
Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản

Các hóa chất trong nhiều sản phẩm vệ sinh thông thường có thể gây hại cho khả năng sinh sản.

7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.

Khả năng sinh sản của nam giới
Khả năng sinh sản của nam giới

Khả năng sinh sản của nam giới có giảm dần theo tuổi tác?

Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản
Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản tự nhiên bị suy giảm khi phụ nữ có tuổi, nhưng sự suy giảm này là ít khi so với sự lão hóa đang xảy ra ở xương, da và hầu hết các cơ quan trên cơ thể.

Những ông bố tương lai: chế độ ăn để tăng khả năng sinh sản
Những ông bố tương lai: chế độ ăn để tăng khả năng sinh sản

Dinh dưỡng có tác động trực tiếp lên lực lượng tinh trùng của bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh bị ra máu vùng kín thì nên đi thăm khám thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  11128 lượt xem

Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?

Chi phí vá thẩm mỹ sau sinh là bao nhiêu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  464 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi chi phí vá thẩm mỹ cho mẹ bầu sau khi sinh là bao nhiêu ạ?

Bị viêm nhiễm, có nên đốt điện CTC và truyền kháng sinh?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  543 lượt xem

Em bị viêm nhiễm âm đạo, mua thuốc đặt và Cyclindox về uống thấy đỡ, nhưng 1 tuần sau lại tái phát. Em đành tìm ra phòng khám tư Trung Quốc, bs ở đó gạt em đốt điện và tiêm truyền cho em 2 loại thuốc là Fluconazole và Tininazole (trong vòng 2 ngày). Giờ em đã khỏi vết đốt và uống khá nhiều kháng sinh. Bs cho em hỏi: việc đốt điện và thuốc mà phòng khám đó tiêm cho em có nguy hiểm không ạ?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1045 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1121 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây