1

Thai nhi 34 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi
Thai nhi 34 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi

Thời điểm này bé đã nặng tầm 2,7 kg (khoảng bằng kích cỡ một quả dưa vàng) – và dài gần 46 cm. Các lớp mỡ của bé – mà sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ của bé khi được sinh ra – đang đầy đặn hơn, khiến bé trông tròn trĩnh hơn. Da bé cũng mịn mượt hơn, hệ thống thần kinh trung ương đang trưởng thành và phổi cũng đang tiếp tục trưởng thành. Nếu bạn lo lắng về việc sinh non bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi biết rằng những đứa trẻ được sinh ra từ tuần thứ 34 đến 37 mà không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác nhìn chung sẽ khỏe mạnh bình thường. Bé có thể cần được chăm sóc thêm trong lồng kinh một thời gian ngắn và có thể gặp một số vấn đề ngắn hạn về sức khỏe, nhưng về lâu dài chúng thường bình thường như những trẻ sinh đủ tháng.

Cuộc sống của bạn thay đổi như nào?

Đến tuần này, sự mệt mỏi có thể lại quay trở lại mặc dù không cùng mức độ như tam cá nguyệt thứ nhất. Sự mệt mỏi của bạn là điều hoàn toàn dễ hiểu với tình trạng cơ thể bị kéo căng và những đêm không nghỉ ngơi trọn vẹn, liên tục phải tỉnh dậy để xoay đổi tư thế cho thoải mái.

Đã đến lúc bạn cần hoạt động chậm lại và tiết kiệm năng lượng cho ngày sinh đẻ (và hơn thế nữa). Nếu bạn đã ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài thì đừng bật dậy quá nhanh. Máu có thể tích tụ ở ngón chân và chân, gây tình trạng giảm huyết áp tạm thời khi bạn thức dậy, điều này có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Nếu thấy xuất hiện những vết mẩn đỏ hoặc ngứa trên ngực, có thể ở cả bắp đùi và mông thì có thể bạn đã mắc chứng mày đay sẩn ngứa trong thai kỳ (viết tắt là PUPPP). Có khoảng 1% phụ nữ mang thai phát triển chứng PUPPP, điều này vô hại nhưng có thể khá khó chịu. Hãy gặp bác sĩ để đảm bảo vấn đề không nghiêm trọng hơn và được điều trị để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn hoặc bác sĩ có thể giới thiệu bạn với bác sĩ da liễu nếu cần. Ngoài ra hãy chắc chắn gọi cho bác sĩ nếu cảm thấy ngứa ran dữ dội trên khắp cơ thể, ngay cả khi bạn không bị phát ban. Đó có thể báo hiệu vấn đề về gan.

“Trong 3 tháng cuối thai kỳ, xoay người trên giường là một cơn ác mộng. Giải pháp: hãy mặc bộ đồ ngủ satin, váy satin – độ trơn của vải satin sẽ hỗ trợ rất nhiều”.

3 câu hỏi về đẻ mổ

Nguy cơ sinh mổ của tôi là gì?

Có khoảng 33% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ sinh con bằng phương pháp mổ đẻ. Trong một số trường hợp, quy trình mổ được lên lịch từ trước nhưng ở những người khác, nó được thực hiện nhằm phản ứng với một biến chứng không lường trước được.

Tại sao tôi có thể cần phải mổ đẻ?

Bạn có thể phải mổ đẻ ngoài ý muốn vì nhiều lý do, chẳng hạn như nếu cổ tử cung của bạn ngưng không mở khi chuyển dạ, con không dịch chuyển xuống đường sinh, hoặc nhịp tim của bé khiến bác sĩ lo ngại. Có thể đề nghị mổ lấy thai theo kế hoạch nếu:

  • Bạn đã thực hiện một ca mổ đẻ trước đó với một vết rạch thẳng vào tử cung “theo kiểu cũ” hoặc đã có nhiều hơn một lần sinh mổ. (Nếu bạn chỉ có duy nhất một lần mổ đẻ với đường mổ nằm ngang thì bạn hoàn toàn có thể sinh thường sau đó hoặc VBAC).
  • Bạn đã thực hiện một số quy trình phẫu thuật xâm lấn tử cung khác, như phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.
  • Bạn đang mang thai nhiều con. (Một số cặp song sinh có thể được sinh bằng đường âm đạo, nhưng tất cả các ca mang đa thai đều được chỉ định sinh mổ).
  • Con của bạn dự kiến sẽ rất to, nặng cân
  • Con của bạn ngôi không thuận, nằm ở ngôi mông hoặc ngang. (Trong một số trường hợp, như sinh đôi, trong đó đứa con đầu lòng nằm ngôi đầu nhưng đứa con thứ hai lại nằm ngôi mông, thì đứa trẻ nằm ngôi mông này vẫn có thể sinh ra bằng đường âm đạo).
  • Bạn gặp tình trạng rau tiền đạo (khi rau thai ở vị trí quá thấp bên trong tử cung bao phủ cổ tử cung).
  • Con có bệnh hay dị tật đã được biết từ trước có thể gặp nguy hiểm khi sinh thường
  • Bạn dương tính với HIV và các xét nghiệm máu được thực hiện gần cuối thai kỳ cho thấy bạn có lượng virus cao.

Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình sinh mổ?

Nếu bạn chưa được tiêm, đội ngũ y tế sẽ bắt đầu tiêm tĩnh mạch và luồn một ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra trong quá trình điều trị và bạn sẽ được gây tê màng cứng hoặc tủy sống, quy trình này sẽ làm tê liệt nửa người dưới nhưng vẫn giữ cho bạn tỉnh táo và nhận biết mọi thứ. Một màn hình sẽ được đặt lên để bạn không phải nhìn thấy quy trình thực sự.

Khi bác sĩ đã tiếp cận đến tử cung và thực hiện đường rạch cuối cùng, họ sẽ nhấc đứa bé ra và bạn có thể sẽ thoáng nhìn thấy bé trước khi bé được giao cho bác sĩ nhi khoa hoặc y tá để chăm sóc. Trong khi nhân viên kiểm tra cho bé, bác sĩ sẽ tiếp tục lấy nhau thai của bạn ra và khâu vết mổ vào.

Khi con đã được kiểm tra xong, bác sĩ nhi khoa hoặc y tá có thể giao bé cho chồng của bạn để bế bé ngay cạnh bạn cho bạn có thể kề da và hôn bé trong khi vẫn đang được khâu. Hoặc đội ngũ y tế có thể yêu cầu đặt con vào ngực để được da kề da với mẹ tại thời điểm này.

Quy trình khâu tử cung và bụng của bạn thường mất khoảng 30 phút. Khi cuộc phẫu thuật hoàn tất bạn dẽ được đưa vào phòng hồi phục, ở đây bạn hoàn toàn có thể bế con và cho con bú nếu muốn.

Hoạt động: Tham dự lớp chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ sơ sinh (CPR)

Bạn nên tham dự một lớp CPR của một giáo viên đã được chứng nhận trước khi sinh con. Bạn sẽ học các kỹ thuật để xử lý các trường hợp khẩn cấp gây đe dọa tính mạng – nếu con bạn ví dụ bị nghẹn hoặc không thở được vì ngã hoặc chết đuối. Bạn cũng sẽ được học các biện pháp phòng chống tai nạn và ngăn trẻ quậy phá. Những kỹ thuật này sẽ khác đối với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn, vì vậy, quan trọng là phải học cả hai.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thai nhi 4 tuần tuổi
Thai nhi 4 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai nhi 5 tuần tuổi
Thai nhi 5 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

Thai nhi 6 tuần tuổi
Thai nhi 6 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Thai nhi 7 tuần tuổi
Thai nhi 7 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Thai nhi 8 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4738 lượt xem

Em mới đi siêu âm tuần thứ 30 thì được kết luận là bánh nhau dày 49 mm, thai nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần, có hình ảnh ruột non tăng âm. Em xét nghiệm protein niệu thì kết quả bình thường. Các chỉ số lúc double test đều bình thường ( em không làm triple tesst) trong suốt thai kì e không ốm, không sốt, không mắc bệnh gi. Em đã tiêm phòng rubela trước khi mang thai. Em được dặn về theo dõi cử động và bồi bổ ăn uống, hẹn 2 tuần sau siêu âm lại. Siêu âm lần trước là 27w4d cân nặng 958g; hiện tại em là 29w4d cân nặng 1150g Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, bánh nhau có dày lên theo tuổi thai không ạ? Làm thế nào để bánh nhau không bị phát triển dày lên ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai, em bé nhẹ cân quá ạ, em lo quá.

Siêu âm thai 19 tuần có nang rối mạch mạc hai bên não trái và phải
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4604 lượt xem

Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với

Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3522 lượt xem

Nay thai em được 25 tuần 2 ngày em có đi khám thì bị dư ối, e nghĩ chắc bình thường nên không hỏi thêm bác sĩ , về đọc nguyên nhân dư ối hoang mang quá , theo kết quả siêu âm trên thì thai của em có bất thường gì không ạ?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2623 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1630 lượt xem

Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây