1

Thai nhi 33 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi
Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi

Tuần này em bé đã nặng hơn 2kg, và đã hơn 43cm, bằng kích cỡ một quả dứa. Bé đã nhanh chóng mất đi diện mạo nhăn nhó, xa lạ và bộ xương đã đang dần cứng lại. Xương hộp sọ hiện vẫn chưa hợp nhất với nhau, điều này giúp chúng có thể dịch chuyển và chồng lên nhau, giúp bé dễ dàng hơn khi sinh qua đường âm đạo. Áp lực vào đầu trong quá trình đẻ rất mạnh đến nỗi nhiều bé sinh và với diện mạo đầu hình nón). Những xương này không hoàn toàn hợp nhất lại với nhau cho đến khi bé bước vào những năm đầu của tuổi trưởng thành vì vậy chúng có thể phát triển khi não và các mô khác mở rộng hơn trong thời thơ ấu.

Cuộc sống của bà bầu thay đổi như thế nào?

Vào thời điểm này em bé đã khiến bụng bạn to hơn nhiều, có rất nhiều thứ bắt đầu thay đổi. Trước khi đi ngủ bạn có thể thấy mình phải bước đi khệnh khạng. Chỉ riêng việc tìm một tư thế ngồi dễ dãng – chưa nói đến việc ngủ dễ dàng – cũng ngày càng khó khăn hơn. Và việc bước vào ghế, lên giường gần giống như là cả một quá trình.

Bạn có thể cảm thấy đau và thậm chí tê ngón tay, cổ tay và bàn tay. Giống như nhiều mô khác trong cơ thể, những mô ở cổ tay có thể sẽ tích nước, làm tăng áp lực trong ống cổ tay - ống xương trong cổ tay của bạn.

Những dây thần kinh chạy qua "đường hầm" này có thể sẽ bị chèn ép, gây tê; ngứa ran, đau hoặc đau nhói. Hãy thử đeo một thanh nẹp để ổn định cổ tay của bạn hoặc đặt tay lên gối khi bạn ngủ. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải có những động tác lặp đi lặp lại (ví dụ như đánh máy hoặc làm trên dây chuyền lắp ráp), hãy nhớ kéo căng tay khi nghỉ ngơi – nên thực hiện thường xuyên.

Nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy ham muốn quan hệ ở giai đoạn này và bạn tình của họ thường đồng ý đáp ứng. Bạn có thể cần điều chỉnh một chút nhưng đối với hầu hết phụ nữ, quan hệ trong thời kỳ mang thai là hoạt động tốt cho đến khi họ vỡ ối hoặc bắt đầu sinh.

“Mỗi lần trong quá trình mang thai khi tôi cảm thấy nhàm chán là tôi lại nằm xuống, lấy tay xoa xoa bụng chắc chắc đủ đến mức con bắt đầu đạp và tôi lại nghĩ về những điều tuyệt vời sẽ diễn ra khi tôi có thể bế con”.

Tìm hiểu về: theo dõi cử động của bé

Tôi nên nhận thấy em bé cử động như nào?

Thai nhi nên chuyển động thường xuyên vào tháng cuối cùng hoặc tầm tầm đó. Mỗi bé đều có mô hình hoạt động riêng của mình và không có mô hình nào được gọi là chính xác. Miễn là bạn không nhận thấy bất kỳ thay đổi lớn nào trong mức độ hoạt động của bé, thì rất có thể bé đang làm tốt nhiệm vụ lúc này của mình.

Tôi có cần phải theo dõi các cú đá của thai nhi không?

Để an toàn hơn, nhiều bác sĩ khuyến cáo rằng sau 28 tuần bạn chính thức cần theo dõi các cử động của bé ít nhất một lần hoặc hai lần một ngày. Có rất nhiều cách khác nhau để đếm "số lần đá này", vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về cách họ muốn bạn làm. Dưới đây là một cách làm phổ biến: Chọn một khoảng thời gian trong ngày khi bé có xu hướng hoạt động tích cực. (Tốt nhất là bạn nên đếm vào cùng một khoảng thời gian trong ngày.) Ngồi yên hoặc nằm nghiêng một bên để bạn không bị phân tâm. Tính thời gian xem mất bao lâu để bạn đếm được 10 cử động khác nhau: đá, vặn vẹo, và các cử động cơ thể đều được tính. Bạn cần cảm nhận thấy ít nhất 10 cử động trong vòng hai giờ. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy 10 cú đá trong vòng 10 phút đầu tiên. Nếu không thấy 10 cử động trong hai giờ, hãy dừng đếm và gọi cho bác sĩ.

Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng các cử động thai nhi đã chậm lại hoặc thay đổi?

Cho bác sĩ biết ngay nếu bạn nhận thấy các cử động của thai nhi đang chậm lại. Sự suy giảm chuyển động của bào thai có thể cảnh báo đã xảy ra vấn đề nào đó và bạn sẽ cần thực hiện kiểm tra đo sức khỏe thai nhi (Nonstress Test) hoặc trắc diện sinh vật lý để kiểm tra bé.

Hoạt động: giặt quần áo cho bé

Bạn đã có những bộ trang phục đáng yêu, chăn, ga, lót giường, khăn tắm đã mua hoặc được cho của bé. Đã đến lúc bạn nên giặt chúng cẩn thận cũng như giặt giũ tất cả những gì sẽ tiếp cận gần da bé để loại bỏ hết các chất gây kích ứng trong vải. Các bột giặt, chất tẩy nhẹ nhàng nhất là loại được thiết kế cho trẻ sơ sinh và những chất được gắn mác là không gây dị ứng hoặc tốt cho làn da nhạy cảm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thai nhi 4 tuần tuổi
Thai nhi 4 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai nhi 5 tuần tuổi
Thai nhi 5 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

Thai nhi 6 tuần tuổi
Thai nhi 6 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Thai nhi 7 tuần tuổi
Thai nhi 7 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Thai nhi 8 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4738 lượt xem

Em mới đi siêu âm tuần thứ 30 thì được kết luận là bánh nhau dày 49 mm, thai nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần, có hình ảnh ruột non tăng âm. Em xét nghiệm protein niệu thì kết quả bình thường. Các chỉ số lúc double test đều bình thường ( em không làm triple tesst) trong suốt thai kì e không ốm, không sốt, không mắc bệnh gi. Em đã tiêm phòng rubela trước khi mang thai. Em được dặn về theo dõi cử động và bồi bổ ăn uống, hẹn 2 tuần sau siêu âm lại. Siêu âm lần trước là 27w4d cân nặng 958g; hiện tại em là 29w4d cân nặng 1150g Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, bánh nhau có dày lên theo tuổi thai không ạ? Làm thế nào để bánh nhau không bị phát triển dày lên ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai, em bé nhẹ cân quá ạ, em lo quá.

Siêu âm thai 19 tuần có nang rối mạch mạc hai bên não trái và phải
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4605 lượt xem

Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với

Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3523 lượt xem

Nay thai em được 25 tuần 2 ngày em có đi khám thì bị dư ối, e nghĩ chắc bình thường nên không hỏi thêm bác sĩ , về đọc nguyên nhân dư ối hoang mang quá , theo kết quả siêu âm trên thì thai của em có bất thường gì không ạ?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2624 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1631 lượt xem

Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây