1

Tái tạo miệng sáo do hẹp - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Tái tạo miệng sáo do hẹp là phẫu thuật mở rộng khẩu kính lỗ ngoài niệu đạo tạo điều kiện cho nước tiểu lưu thông bình thường.

II. CHỈ ĐỊNH

 Hẹp miệng sáo mà nong niệu đạo không kết quả.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định với các bệnh đang tiến triển như suy gan, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu...

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

  •  Kíp phẫu thuật: bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, nam học hoặc bác sĩ ngoại khoa được đào tạo và 2 người phụ mổ.
  •  Kíp gây mê: 01 bác sĩ gây mê, 01 người phụ mê, 01 dụng cụ viên, 01 người chạy ngoài.

2. Người bệnh:

  •  Hồ sơ bệnh án: xét nghiệm cơ bản, Xquang phổi, Xquang niệu đạo xuôi dòng ngược dòng để đánh giá mức độ và vị trí hẹp, siêu âm hệ tiết niệu đánh giá mức độ ảnh hưởng trên hệ tiết niệu.
  •  Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng,di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  •  Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  •  Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái tháo đường... trước khi can thiệp phẫu thuật.
  •  Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
  •  Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.

3. Phương tiện:

  •  Dụng cụ: 01 bộ dụng cụ phẫu thuật cơ bản.
  •  Chỉ khâu tiêu chậm như monosyl, vycryl 4.0 hoặc 5.0, sonde tiểu số 14Fr hoặc 16 Fr, túi nước tiểu.

4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 30 đến 60 phút.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản, gây tê tủy sống.

3. Kỹ thuật:

  •   Bước 1: Nong kiểm tra miệng sáo, đánh giá chính xác vị trí và mức độ hẹp.
  •  Bước 2: Rạch mở rộng miệng sáo vị trí 6 giờ khi dương vật dựng thẳng đến đoạn niệu đạo lành.
  •  Bước 3: Nong thử kiểm tra niệu đạo còn lại, chắc chắn đặt được sonde tiểu 14 Fr trở lên.
  •  Bước 4: Khâu tạo hình da với niêm mạc niệu đạo bằng chỉ tiêu chậm monosyl 4/0 hoặc vicryl 4.0, đả m bảo niêm mạc niệu đạo lộn ra ngoài.
  •  Bước 5: Đặt sonde tiểu và băng vết mổ.

VI. THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG

1. Theo dõi:

  •  Theo dõi toàn trạng: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  •  Đánh giá mức độ chảy máu qua băng vết mổ.
  •  Kháng sinh: Quilonon hoặc và phối hợp với cephalosporin.

2. Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra:

  •  Chảy máu: Băng ép lại vết mổ. Nếu chảy máu nhiều thì khâu cầm máu.
  •  Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh và thay băng hàng ngày.
  •  Hẹp tái phát: Nong niệu đạo, nếu hẹp nhiều thì mổ lại.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Điều trị đái rỉ ở nữ bằng đặt miếng nâng niệu đạo TOT - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Quy trình phẫu thuật sinh thiết tổn thương ở nền sọ qua đường miệng hoặc mũi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật vận động môi miệng chuẩn bị cho trẻ tập nói - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Điều trị tủy răng ngoài miệng (răng bị bật, nhổ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Kỹ năng vận động môi miệng chuẩn bị cho nói - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bao Cao Su Bằng Miệng
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bao Cao Su Bằng Miệng

Hướng dẫn cách sử dụng bao cao su bằng miệng an toàn? Cẩn thận mở gói bao cao su, tránh việc làm rách do vật dụng hoặc móng tay gây ra. Đặt bao cao su trong miệng và đầu bình chứa hướng bên trong

Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?
Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không?
Nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, bà bầu có nên dùng nước súc miệng không ạ? Và nước súc miệng có gây hại cho thai nhi không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  706 lượt xem

- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc Agifivit, mẹ bầu bị đầy bụng, nôn, đắng miệng?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  304 lượt xem

Năm nay em 22 tuổi, hiện đang mang thai lần đầu ở tuần thứ 6. Vào tuần thai thứ 4, khi em dùng thuốc Agifivit (theo chỉ định của bs) thì thấy có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và miệng đắng. Gần đây, em đổi sang uống Saferon, nhưng triệu chứng vẫn không giảm. Mong được bs tư vấn ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây