1

Sinh thiết màng hoạt dịch khớp dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh lý màng hoạt dịch (MHD) khớp là một nhóm bệnh thường gặp trong thực hành chuyên ngành thấp khớp học bao gồm các nhóm bệnh viêm có tính chất tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống...), viêm do nhiễm khuẩn (vi khuẩn sinh mủ, lao...), do u (sarcoma màng hoạt dịch, viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố). Để chẩn đoán xác định bệnh ngoài các tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào lâm sàng, các xét nghiệm thông thường, trong một số trường hợp cần phải sinh thiết MHD khớp để lấy bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Các tổn thương viêm MHD khớp ở các khớp trung bình và lớn chưa rõ nguyên nhân (biểu hiện dày MHD khớp xác định dưới siêu âm hoặc CT scan, cộng hưởng từ).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh lý rối loạn đông cầm máu.
  •  Chống chỉ định tương đối: tổn thương MHK ở các khớp nhỏ (bàn ngón tay, ngón chân...), có các nhiễm khuẩn tại vị trí sinh thiết (cần điều trị hết nhiễm trùng).
  •  Thận trọng với người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh máu. Chỉ thực hiện thủ thuật khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 bác sỹ thực hiện thủ thuật: là bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp đã được đào tạo.
  •  01 bác sỹ siêu âm.
  •  01 điều dưỡng phụ.

2. Phương tiện

  •  Phòng Thủ thuật vô trùng.
  •  01 máy siêu âm màu/ đen trắng có ít nhất 2 đầu dò: 01 đầu dò cong (convex) tần số 3,5 MHz và 01 đầu dò phẳng (linear) tần số tối thiểu 7,5 MHz.
  •  Kim sinh thiết chuyên dụng (kim Parker- Pearson 14,16,18, 20 Gauge).

  •  Hộp thuốc chống sốc theo quy định.
  •  Hộp đựng dụng cụ vô trùng (xăng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc...).
  •  Bông, cồn 70o, dung dịch Betadin hoặc cồn iốt, băng dính y tế/ băng dính Urgo.
  •  Thuốc: gây tê xylocain 2% loại ống 2 ; 5ml .
  •  Ống đựng bệnh phẩm chứa formon, lam kính, nhãn dán / bút viết trực tiếp trên lam kính, ống nuôi cấy vi khuẩn/ nấm...

3. Người bệnh

  •  Cần được kiểm tra các chỉ định, chống chỉ định.
  •  Hình ảnh siêu âm và/ hoặc CT scan, và/hoặc cộng hưởng từ khớp
  •  Giải thích BN: mục đích, tai biến của thủ thuật; ký giấy cam đoan làm thủ thuật
  •  Làm các xét nghiệm cơ bản như đông máu cơ bản, nhóm máu, HIV, HbsAg, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Theo mẫu quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định

  1.  Kiểm tra hồ sơ bệnh án , chỉ định, chống chỉ định
  2.  Siêu âm kiểm tra lại vị trí MHK khớp, đường dự định sinh thiết, đo chiều sâu mũi kim.
  3.  Sát trùng tại chỗ bằng dung dịch Betadin, trải săng vô khuẩn có lỗ.
  4.  Bọc đầu dò siêu âm bằng găng vô khuẩn.
  5.  Gây tê tại chỗ bằng xylocain dưới hướng dẫn của siêu âm.
  6.  Rạch da tại chỗ gây tê, khoảng 0,3 cm.
  7.  Xuyên kim qua vết rạch trên da vào phần MHD dày nhất dưới hướng dẫn của siêu âm, đến vị trí định trước, sau đó cắt MHD bằng kim sinh thiết.
  8.  Rút kim ra, lấy bệnh phẩm. Nếu bệnh phẩm nhỏ, vụn có thể sinh thiết lần 2,3. Cho bệnh phẩm vào lọ đựng bệnh phẩm theo đúng quy định.
  9.  Chăm sóc người bệnh ngay sau sinh thiết:
  •  Theo dõi tình trạng chảy máu khớp ngay sau sinh thiết, nếu có cần hút dịch máu, băng ép khớp, dán băng dính.
  •  Dặn BN không cho nước tiếp xúc với vị trí sinh thiết.
  •  Sau 24 h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào chỗ vừa sinh thiết.

VI. THEO DÕI

  •  Chỉsố theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 h
  •  Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (mục VII bên dưới) sau 24 h

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Đau khớp hoặc đau tại chỗ sau khi sinh thiết, có thể bổ sung giảm đau paracetamol.
  •  Chảy máu khớp sau sinh thiết, nếu có cần hút dịch máu, băng ép khớp, dán băng dính.
  •  Nhiễm khuẩn khớp do thủ thuật sinh thiết (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch => điều trị kháng sinh.
  •  Phản ứng thần kinh thực vật: đôi khi người bệnh cảm thấy hơi nhức đầu hoặc xây xẩm trong lúc làm hoặc sau khi làm, rất hiếm khi bị ngất.

Hình minh họa: sinh thiết màng hoạt dịch khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm.

Nguồn: Internet

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chọc hút dịch khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp khuỷu dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp cổ chân dưới hướng dẫn của siêu âm- Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?
Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?

Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.

Mụn cóc sinh dục ảnh hưởng thế nào khi mang thai?

Thông thường, mụn cóc sinh dục sẽ không ảnh hưởng đến việc mang thai. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể phát sinh các biến chứng.

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mang thai và thai kỳ?
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mang thai và thai kỳ?

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đài Loan đã công bố một nghiên cứu về bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc thai nhỏ so với tuổi thai (small for gestational age - SGA).

7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.

Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản
Độ tuổi của phụ nữ ảnh hưởng đến trứng và khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản tự nhiên bị suy giảm khi phụ nữ có tuổi, nhưng sự suy giảm này là ít khi so với sự lão hóa đang xảy ra ở xương, da và hầu hết các cơ quan trên cơ thể.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Siêu âm thai màng ngoài tim của bé có dịch có sao không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  5536 lượt xem

Bác sĩ ơi, hôm qua em đi siêu âm thì bảo bé em bị màng ngoài tim có dịch. Nhờ bác xem giúp em với. Nếu mà bé cứu được thì sau này có để lại di chứng gì không ạ? Do em bé đầu nên không biết sao

Tụ dịch dưới màng nuôi, có nguy hiểm không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  921 lượt xem

Thai được 9 tuần tuổi, thấy lâm râm đau bung, em đi khám, bác sĩ báo bị tụ dịch dưới màng nuôi 16*13mm rồi kê cho thuốc: Utrogestan 200 mg(Progesterone 200mg), Aspirin 81 mg (Acid acetylsalicylic 81 mg). Bs cho cháu hỏi vấn đề tụ dịch này có nguy hiểm không? Nếu em uống thuốc theo đơn trên thì có ảnh hưởng tới thai nhi không ạ?

Bác sĩ cho em hỏi là tràn dịch màng ngoài tim kích thước 6.4mm Vạy sau khi sinh em bé có làm sao ko ạ ?
  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  548 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi là tràn dịch màng ngoài tim kích thước 6.4mm Vạy sau khi sinh em bé có làm sao ko ạ ?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1061 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1130 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây