1

Phẫu thuật lấy đường rò cạnh cổ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Rò cạnh cổ là một dị tật bẩm sinh, bao gồm rò khe túi mang 1,2,3,4. Biểu hiện với lỗ rò ngoài da dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm. Lỗ rò bên trong nằm ở ống tai ngoài, hố amidan hoặc ở xoang lê.
  •  Phẫu thuật này nhằm lấy toàn bộ đường rò.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Có đường rò cạnh cổ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Khi đang áp xe hoặc đang viêm tấy.
  •  Người bệnh có các bệnh lý kết hợp không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Phẫu thuật viên tạo hình sọ mặt nhi khoa.

2. Phương tiện

- Bộ phẫu thuật tạo hình.

- Que thăm dò, kim đầu tù, xanh methylene, bộ soi thực quản (để kiểm tra xoang lê).

- Người bệnh

  •  Xét nghiệm cơ bản
  •  Chụp đường rò có bơm thuốc cản quang (không bắt buộc).
  •  Soi kiểm tra xoang lê trước khi mổ.

3. Hồ sơ bệnh án

  • Theo quy định của Bộ y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

  • Gây mê nội khí quản

2. Kỹ thuật

- Thì 1: Rạch da

  •  Có thể bơm xanh methylene vào đường rò nhằm định hướng phẫu tích.
  •  Có hai cách rạch da
  •  Rạch da theo đường mổ tuyến mang tai đối với rò khe mang I.
  •  Rạch da ngang cổ (theo đường nếp lằn cổ).

- Thì 2: Bộc lộ đường rò

  •  Rạch qua lớp cân cổ nông, bóc tách bộc lộ đường rò một cách cẩn thận.
  •  Tiếp tục phẫu tích trên đến tận cùng đường rò.

- Thì 3: Cắt bỏ đường rò

  •  Đối với rò túi mang IV (rò xoang lê) nên phối hợp với nội soi để xác định miệng lỗ rò xoang lê, dùng kẹp không mấu kẹp bịt miệng lỗ rò. Kiểm tra qua ống soi, thấy đường rò đã được bịt kín.
  •  Đóng đường rò bằng chỉ không tiêu.
  •  Cắt bỏ đường rò.
  •  Khâu vùi miệng cắt.

- Thì 4: Khâu phục hồi đường rạch

  •  Đặt dẫn lưu.
  •  Đóng hồ mổ 2 lớp.
  •  Băng ép.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

  •  Sử dụng kháng sinh.
  •  Băng ép và theo dõi chảy máu sau mổ (nếu có).
  •  Sau 48 giờ có thể rút ống dẫn lưu.
  •  Cắt chỉ sau 7 ngày.
  •  Chú ý: nếu đường rò lớn, tổn thương vùng xoang lê nhiều: cho ăn qua sonde dạ dày trong 5-7 ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Tụ máu vùng cổ: cần theo dõi để phát hiện sớm.
  •  Nhiễm trùng vết mổ: sử dụng kháng sinh và thay băng hàng ngày.
  •  Tổn thương thần kinh thanh quản quặt ngược, thần kinh thanh quản trên thần kinh VII.
  •  Tái phát: vì không lấy hết đường rò, đặc biệt khi đường rò đã bị áp xe hoặc còn nhánh phụ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật u tầng trước nền sọ bằng đường mở nắp sọ trán và đường qua xoang sàng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u vùng rãnh trượt bằng đường qua xương đá - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật lấy bỏ u mỡ vùng đuôi ngựa + đóng thoát bị màng tủy hoặc thoát bị tủy-màng tủy bằng đường vào phía sau - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cắt bỏ đường rò dưới da-dưới màng tủy - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Phẫu thuật răng miệng
Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  703 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  624 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  578 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  808 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây