1

Kỹ thuật thư giãn - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Thư gi n là quá trình làm giảm trương lực cơ, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm những cảm xúc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thần kinh, lo âu, ám sợ, trầm nhược, đau đầu...) do các nhân tố Stress gây ra.

Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngoài giúp tinh thần hết căng thẳng, làm chủ được giác quan và cảm giác. Thư gi n giúp dập tắt dần những phản xạ được điều kiện hoá có hại cho cơ thể.

Hiện tại có nhiều kỹ thuật thư gi n khác nhau được dùng trong trị liệu tâm lý. Tuy nhiên các kỹ thuật này chủ yếu được phát triển từ hai phương pháp: thư gi n động, căng- chùng cơ (Progressive Muscle Relaxation) do Edmund Jacobson (1938), một bác sĩ tâm thần người Mỹ đề xướng hoặc thư gi n tĩnh - dựa vào tưởng tượng (Autogenies: imagery based relaxation) do Johannes Schultz (1932), một bác sĩ tâm thần người Đức đề xuất.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Căng thẳng tinh thần, lo âu, đau đầu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không có.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ PHCN, kỹ thuật viên PHCN, điều dưỡng được đào tạo PHCN.

2. Người bệnh

  • Cần biết rõ tác dụng của thư gi n, các bước tiến hành, những chú ý cần ghi nhớ khi thực hiện.

3. Hồ sơ bệnh án

  •  Cần ghi rõ phương pháp thư gi n, thời gian thực hiện kỹ thuật, đánh giá kết quả sau mỗi lần tiến hành kỹ thuật.
  •  Đánh giá từng lần tập và sau mỗi đợt điều trị 5 hay 10 ngày, đề ra phương hướng tiếp theo mỗi đợt điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Tên tuổi, các yếu tố nhân khẩu.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Kiểm tra chỉ định, các phương pháp điều trị đ đặt ra.

3. Các bước tiến hành

* Thư giãn động, căng - chùng cơ

- Điều kiện để tập:

  •  Nơi tập phải thông thoáng, tách biệt khỏi các kích thích gây mất tập trung chú ý.
  •  Không để chuông điện thoại ở chỗ tập.
  •  Không bật tivi, băng cassette, đài.
  •  Kiên trì tập 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 30 - 40 phút.
  •  Có thể mở nhạc nhẹ lúc tập để thư gi n.

- Tạo một tâm trạng thích hợp cho việc tập luyện:

  •  Duy trì sự chú ý thụ động: học thư gi n đòi hỏi ta phải cân bằng giữa chú ý và im lặng.
  •  Không cố gắng làm cho thư gi n nhanh xảy ra: thư gi n là một kỹ thuật đòi hỏi sự tinh tế đạt được bằng yên lặng, tĩnh tâm. Ta không nên chế ngự bằng ép buộc, dùng sức mạnh của ý chí.
  •  Không vội v : thư gi n đòi hỏi sự thư thả, không làm nhanh để sớm kết thúc để nghỉ ngơi.
  •  Tự nhận biết, tự quan sát: ưu tiên cho nhận biết sự khác nhau giữa 2 trạng thái căng và thả lỏng cơ. Tập trung vào sự nhận biết, quan sát nội tâm, điều này giúp ta phát triển tính nhạy cảm đối với những dấu hiệu căng thẳng.

* Quá trình thư giãn:

- Sử dụng quán tưởng bằng lời ví dụ thở ra nói buông lỏng để m hóa tâm thức tạo phản xạ có điều kiện để đáp ứng thụ động. Các bài tập thư gi n diễn ra xung quanh việc tập luyện căng - chùng theo trình tự, tập từ cánh tay đến chân hoặc chọn một nhóm cơ bất kỳ tập trước cũng được. Thời gian căng - chùng của 1 nhóm cơ khoảng 30 giây (10 giây căng cơ 20 giây trùng cơ) lặp lại khoảng 3 lần với 1 nhóm cơ. Mỗi buổi tập kéo dài 30 - 60 phút. Người bệnh đếm và tưởng tượng mức căng cơ lúc đầu là 90 - 100 điểm, sau giảm dần xuống 75 cuối cùng giảm còn 25 điểm so với ban đầu.

- Phương pháp thư gi n động bao gồm 6 giai đoạn sau:

  •  Thư giãn lần lượt 16 nhóm cơ.
  •  Giảm từ 16 nhóm cơ xuống còn 8 nhóm cơ qua 1 - 2 tuần tập luyện.
  •  Giảm mức độ căng cơ có chủ ý xuống còn 75% mức ban dầu.
  •  Giảm từ 8 nhóm cơ xuống còn 4 nhóm cơ sau 1 - 2 tuần tập luyện.
  •  Giảm mức độ căng cơ chủ ý xuống còn 50% mức ban đầu.
  •  Giảm mức độ căng cơ chủ ý xuống còn 20% mức ban đầu.

- Thư gi n kết hợp với thở sâu quán tưởng (dùng tâm ý để tưởng tượng) bằng lời:

  •  Thư gi n tĩnh dựa vào tưởng tượng: phương pháp trị liệu này nhấn mạnh đến tưởng tượng và tự ám thị (suggestiolls). Khi thư gi n, người tập đồng thời quán tưởng những cảnh hoặc tình huống vui vẻ thoải mái như dạo chơi trên bờ biển, trong khi nghe tiếng gió thì thầm qua những hàng cây, tưởng tượng ra một khuôn mặt của bạn bè, người thân hoặc người yêu...
  •  Tất cả các kỹ thuật tưởng tượng đều nhằm kiểm soát tâm trí và cơ thể.
  •  Mục tiêu của thư gi n tĩnh là phát triển một mối liên hệ giữa một ý nghĩ thông qua tưởng tượng và quán tưởng bằng lời tự với trạng thái thư giãn mong muốn. Trong lúc thư gi n tĩnh tập chung chú ý vào tư thế của cơ thể tưởng tượng (tự ám thị), trạng thái tâm thần mong muốn, thì toàn bộ cơ thể được đưa vào trạng thái yên lặng thụ động.

- Chuẩn bị các điều kiện cho việc luyện tập thư gi n tĩnh

  •  Tuân thủ những chỉ dẫn, có động cơ tập luyện.
  •  Có khả năng duy trì sự tự kiểm soát, tự hướng dẫn.
  •  Biết sử dụng và duy trì đúng tư thế cơ thể khi tập.
  •  Giảm các kích thích bên ngoài và tập trung có chủ định vào trạng thái tâm thần, thể chất bên trong.
  •  Sử dụng cách tiếp cận đều đều, lặp đi lặp lại với các cảm giác khác nhau.
  •  Tập trung vào các quá trình thực thể để ý thức định hướng vào bên trong.

- Các tư thế cơ thể khi tập thư gi n tĩnh:

  •  Tập thư gi n tĩnh có thể đặt cơ thể ở bất kỳ tư thế nào thấy thoải mái, thả lỏng tự nhiên, tốt nhất nên ngồi với tư thế kiết già (phật ngồi toà sen) hoặc bán kiết già.

- Các bài cơ bản luyện tập thư giãn tĩnh:

  •  Cánh tay và chân nặng: nhắm mắt tưởng tượng “Tay phải nặng lên”, sau đó đổi tay trái, lặp lại quá trình này. Chuyển qua chân phải rồi chân trái cũng làm như vậy. Cuối cùng thư gi n với cả 2 tay, cả 2 chân dùng các mật lệnh tương tự. làm 3 - 6 lần, mỗi lần 30 - 60 giây. Khi kết thúc lắc vai hoặc lắc đầu, đây chính là sự xả bỏ toàn thân để ra khỏi trạng thái đờ đẫn, rồi từ từ mở mắt.
  •  Cánh tay và chân ấm: trong giai đoạn này của bài tập thư gi n tĩnh, người tập cần tập trung vào cảm giác nóng ấm, rồi tưởng tượng cảm giác nóng ấm từ từ lan khắp cơ thể, quá trình tập cũng bắt đầu từ tay thuận như sau: “Tay phải tôi ấm lên” bắt đầu từ tay phải rồi tây trái đến chân toàn thân. Người tập có thể tưởng tượng cảnh đang nằm phơi mình trên b i biển dưới ánh nắng ấm của mặt trời hoặc đang nằm trong bồn nước ấm.
  •  Cảm giác nóng và ấm ở vùng tim: giai đoạn này, các bài tập luyện cảm giác nặng, nóng, ấm được tập trung vào vùng tim: “Nhịp đập tim tôi chậm đều” “Tim tôi nặng và ấm” “Cảm giác nặng và ấm lan toả khắp vùng tim”.
  •  Quán tưởng hơi thở, điều hoà hô hấp: giai đoạn này tập trung vào hơi thở, điều hoà hô hấp, cảm nhận.
  •  “Tôi biết tôi đang thở” “Hơi thở của tôi thật bình thản, thư gi n”.
  •  Cảm giác ấm vùng bụng (vùng ức, giữa ngực và bụng): trong giai đoạn này, người tập cần tập trung thư gi n khoang bụng, đặc biệt vùng thượng vị, bụng trên (dưới tim, trên dạ dày), cảm giác vùng này ấm lên.
  •  “Vùng ức của tôi ấm lên” “Vùng bụng trên của tôi ấm lên”.
  •  Cảm giác mát lạnh vùng trán: giai đoạn cuối cùng của các bài tập thư gi n tĩnh là tập trung làm mát vùng trán. Chọn một tư thế thoải mái, thả lỏng tất cả các cơ, sau đó dùng mật lệnh: “Vùng trán của tôi mát lạnh”, “Cảm giác mát lạnh lan khắp vùng trán” giai đoạn này kéo dài 10 - 20 phút.

VI. THEO DÕI

  • Nhận xét, ghi kết quả điều trị sau mỗi lần tập, cả đợt tập.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Khi thực hành thư gi n, ở một số người có thể xuất hiện cảm giác như mất kiểm soát, lo lắng hoặc ảo giác. Nhìn chung những ảo giác này qua nhanh, dừng các cảm giác lạ lại bằng cách chủ động “rùng mình” hoặc bấm mạnh vào đầu ngón chân cái.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kéo giãn cho trẻ em bị vẹo cổ do xơ cơ ức đòn chũm - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật vết thương phần mềm đơn giản rách da đầu - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cắt lọc, xử lý vết thương tầng sinh môn đơn giản- Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Kỹ thuật NÚT CHẶN PENUMA điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ

Kỹ thuật nút chặn Penuma mới nhất từ Hàn Quốc giúp điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ

Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt đơn giản
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt đơn giản

Nếu tuyến tiền liệt phát triển quá lớn thì sẽ phải can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ phần bên trong của tuyến tiền liệt. Loại phẫu thuật này được gọi là cắt tuyến tiền liệt đơn giản (simple prostatectomy).

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Thời gian quan hệ kéo dài bao lâu là đủ?
Thời gian quan hệ kéo dài bao lâu là đủ?

Định nghĩa về quan hệ tình dục, nhu cầu cá nhân và một số yếu tố khác như rối loạn chức năng tình dục đều có ảnh hưởng đến thời gian kéo dài của mỗi cuộc ân ái.

Sinh con theo ý muốn - góc nhìn dân gian
Sinh con theo ý muốn - góc nhìn dân gian

Nếu bạn muốn một cậu bé, nên ăn nhiều thịt đỏ hơn? Muốn một bé gái, bạn nên kết thân với socola? Hoặc “yêu” vào ngày trăng tròn?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1746 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  821 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  714 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  712 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây