1

Hồng ban nút - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

1. ĐẠI CƯƠNG

Hồng ban nút (Erythema nodosum) là tình trạng viêm của các tế bào mỡ dưới da (panniculitis) biểu hiện dưới dạng sẩn hoặc u cục nhỏ màu đỏ, thường gặp nhất ở hai cẳng chân. Cơ chế bệnh sinh chưa biết rõ, thường xảy ra ở người mang gen HLA B8 (80%) và 6% có tính chất gia đình. Đây được coi là sự đáp ứng miễn dịch với các nguyên nhân khác nhau (tình trạng nhiễm khuẩn, sử dụng một số thuốc) hoặc có thể là triệu chứng của một số bệnh hệ thống, đôi khi có thể không rõ nguyên nhân. Ở Việt Nam, nguyên nhân thường gặp nhất là lao và nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết và điều trị nguyên nhân khiến bệnh khỏi hoàn toàn. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ 3-7 nữ/1 nam, ở bất kỳ lứa tuổi nào song thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 20 đến 40.

2. NGUYÊN NHÂN

Có khoảng 25-50% trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Số còn lại do hai nhóm nguyên nhân chính: bệnh lý nhiễm trùng, viêm.

  •  Trong số các nhiễm trùng ở Việt Nam, nguyên nhân thường gặp nhất là lao và nhiễm liên cầu. Ngoài ra có thể gặp nhiễm Yersinia, Chlamydia, Salmonela; viêm gan virus A,B,C; Brucelose hoặc Mycobacterium leprae (Bệnh phong).
  •  Bệnh viêm: sarcoidose, bệnh Behcet; viêm đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn
  •  Nguyên nhân khác do thuốc (sulfamid, thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất iod, thuốc tránh thai), tình trạng mang thai...

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Lâm sàng

- Hồng ban nút: ban màu đỏ, dạng u cục, sẩn cứng.

  •  Hình thái hồng ban nút: những u cục có thể nhìn hoặc sờ thấy ở dưới da, hình tròn hoặc ovan; kích thước có thể dao động từ 1-10 cm đường kính, thường gặp khoảng 1- 2 cm. Sẩn cục này rắn, ít di động, xung quanh các cục sưng nề. Đôi khi nhiều sẩn cục kết hợp lại thành một mảng lớn.
  •  Vị trí: mặt trước cẳng chân, hai bên, đối xứng. Các nốt có thể xảy ra bất cứ nơi nào có chất béo dưới da, bao gồm cả đùi, cánh tay, thân, mặt, song hiếm gặp ở chi trên, ở mặt và vùng cổ.
  •  Tiến triển: ban đa dạng, tuổi khác nhau với màu sắc thay đổi như đám xuất huyết dưới da (chuyển thành màu tím hơi xanh, nâu, vàng nhạt, và cuối cùng là màu xanh lá cây). Ban biến mất trong vòng từ 10-15 ngày, không để lại sẹo hay di chứng teo da.

- Triệu chứng phối hợp: Hồng ban nút ban đỏ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng tương tự như cúm, sốt và cảm giác mệt mỏi. Đau khớp, viêm màng hoạt dịch và cảm giác cứng khớp, có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với tổn thương da, và có thể kéo dài đến 6 tháng.

3.2. Cận lâm sàng

− Hội chứng viêm: tốc độ máu lắng giờ đầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

− Mô bệnh học: sinh thiết tổn thương da chỉ được chỉ định trong trường hợp không điển hình. Kết quả cho thấy tình trạng viêm có vách của các tế bào mỡ dưới da (panniculitis) cấp tính hoặc mạn tính tại tổ chức mỡ và xung quanh các mạch máu.

− Các xét nghiệm tìm kiếm nguyên nhân:

  •  Phân lập liên cầu khuẩn tan huyết beta từ dịch lấy từ họng, xét nghiệm ASLO.
  •  Test Mantoux, Xquang phổi (đôi khi cần chụp CT phổi) và phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn BK khi nội soi phế quản.
  •  X quang phổi: hạch rốn phổi một bên thường gặp trong các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh ác tính; hạch rốn phổi hai bên thường kết hợp với sarcoidosis.

3.3. Chẩn đoán xác định

  •  Thể điển hình: hồng ban nút biểu hiện rõ, dễ dàng phát hiện, kèm theo bệnh nhân có sốt, đau khớp.
  •  Thể không điển hình: Sinh thiết tổn thương da.

3.4. Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt các ban trong viêm da bán cấp hoặc mạn tính. Giai đoạn đầu cần phân biệt: Viêm quầng (erysipèle), vết côn trùng cắn, sẩn mày đay cấp tính, viêm tắc tĩnh mạch nông, viêm tắc tĩnh mạch dạng nốt. Giai đoạn tiến triển cần phân biệt với viêm nút quanh động mạch; viêm mạch hoại tử...

4. ĐIỀU TRỊ

Hồng ban nút thường tự biến mất trong vòng 3-6 tuần. Cần điều trị nguyên nhân (lao, liên cầu) nếu phát hiện được nguyên nhân. Thalidomid được chỉ định trong trường hợp hồng ban nút do Mycobacterium leprae (bệnh phong). Điều trị triệu chứng bao gồm các biện pháp dưới đây.

  •  Nghỉ tại giường, nâng cao chân, sử dụng tất đàn hồi như trong điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới có thể cải thiện triệu chứng phù chân.
  •  Thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau (nếu cần).
  •  Corticosteroid: liều 40 mg mỗi ngày (chỉ định với thể không rõ nguyên nhân): các nốt hồng ban mất sau vài ngày. Trường hợp hồng ban kéo dài có thể tiêm triamcinolone acetonide, với liều 5 mg/ml, tiêm trực tiếp vào trung tâm của các nốt hồng ban.
  •  Colchicin: liều 0,6 mg đến 1,2 mg, hai lần mỗi ngày, thường được chỉ định trong trường hợp hồng ban nút do bệnh Beςhcet.
  •  Trường hợp hồng ban nút do nguyên nhân viêm đại trực tràng chảy máu hay bệnh Crohn có thể chỉ định Hydroxychloroquin 200mg/ngày hoặc cyclosporin A, hoặc các thuốc sinh học (Infliximab, Rituximab...).
  •  Thuốc chống sốt rét tổng hợp: hydroxychloroquine: 200 mg hai lần mỗi ngày.
  •  Muối iod (iodure de potassium): có thể chỉ định trong trường hợp tổn thương kéo dài không rõ nguyên nhân (cơ chế chưa rõ).

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Hồng ban nút khỏi tự nhiên từ 3-6 tuần, tuy nhiên bệnh hay tái phát 3-4 lần (12-14%) nếu không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hút đờm hầu họng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Vảy phấn hồng Gibert - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Dị ứng thuốc - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Hồng ban đa dạng - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Dị ứng thức ăn - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Tác dụng của hồng sâm với rối loạn cương dương
Tác dụng của hồng sâm với rối loạn cương dương

Hồng sâm đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc như một loại thảo dược tăng cường sức khỏe trong suốt nhiều thế kỷ

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  941 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  757 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  737 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bầu 18 tuần bị cúm và đau họng, muốn xin đơn thuốc uống
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  577 lượt xem

Em bầu được 18w rồi nhưng hiện tại đang cúm với đau họng quá ạ. Em muốn xin ý kiến của bác sĩ và đơn thuốc để mua, chứ để cúm nặng quá em sợ ảnh hưởng tới bé ạ .

Làm gì để trẻ hơn 1 tháng tuổi hết đờm nhớt và khò khè trong cổ họng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  513 lượt xem

Bé nhà em sinh ra khi được 1 tuần tuổi thì có hiện tượng khò khè và thấy đờm nhớt trong cổ họng. Em có hấp húng chanh và mật ong cho bé uống nhưng mãi vẫn chưa cải thiện. Hiện bé đã được 1 tháng 10 ngày rồi ạ. Bé còn nhỏ quá nên em không dám cho bé đi khám vì sợ bác sĩ kê kháng sinh. Giờ em phải làm gì đây ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây