1

Holter huyết áp - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Holter huyết áp (HA) là một phương pháp theo dõi huyết áp tự động liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24-48 giờ. Máy cho phép ghi lại huyết áp trong suốt thời gian đeo máy thông qua một thiết bị đo huyết áp tự động. Các dữ liệu huyết áp này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Kích thước của máy thường nhỏ như một máy Radio Walkman. Do đó, người bệnh có thể đeo bên hông khi đi lại và làm việc. Hầu hết các máy ghi đều có một nút bấm để đánh dấu thời điểm người bệnh xuất hiện triệu chứng.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Các trường hợp tăng huyết áp thoáng qua.
  •  Xác định mối liên quan giữa triệu chứng với mức huyết áp.
  •  Phát hiện các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng.
  •  Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị huyết áp.
  •  Góp phần chẩn đoán sớm tăng huyết áp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định khi ghi Holter huyết áp, chỉ chú ý cẩn thận bảo quản thiết bị ghi không tiếp xúc với nước, hoặc các va chạm cơ học, hóa chất.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  01 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng nội khoa.
  •  01 bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch.

2. Chuẩn bị dụng cụ

  •  Băng cuốn cánh tay với tiêu chuẩn: có bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80%; bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2 cm.
  •  Đầu ghi tín hiệu huyết áp.
  •  Pin Alkaline.
  •  Băng dính.
  •  Túi đựng đầu ghi cố định trên người bệnh.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh tắm rửa sạch sẽ trước khi đeo máy. Trong thời gian đeo máy, tuyệt đối không được phép tắm rửa. Nên mặc áo rộng rãi.
  •  Giải thích cho người bệnh bảo quản đầu ghi trong thời gian đeo máy.
  •  Ghi lại những sự kiện vào phiếu Holter huyết áp trong quá trình theo dõi.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Băng cuốn huyết áp ở cánh tay, (thường cánh tay trái với người thuận tay phải và ngược lại).
  •  Lắp máy thường cài đặt chế độ đo mỗi lần cách nhau 15-30 phút ban ngày và 30-60 phút ban đêm.
  •  Hướng dẫn người bệnh. Trong thời gian đeo máy: sinh hoạt bình thường, tránh gắng sức, không làm ướt máy và không làm va đập vào máy vì dễ làm nhiễu hình ảnh điện tâm đồ. Trong thời gian đeo máy, nếu có các triệu chứng bất thường cần bấm nút để đánh dấu thời điểm bị, đồng thời ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng vào tờ nhật ký.
  •  Khi máy bắt đầu bơm hơi để đo huyết áp cần giữ tay cố định, tránh cử động làm sai lệch kết quả.
  •  Sau 24-48 giờ, người bệnh được hẹn quay trở lại để tháo máy. Máy sau khi được tháo sẽ được nạp các dữ liệu huyết áp vào máy tính có cài phần mềm để đọc.

VI. ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

  •  Đánh giá kết quả mà máy đọc trên các thông số: huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, huyết áp trung bình, huyết áp cao nhất, huyết áp thấp nhất trong ngày và đêm,...
  •  Loại bỏ các kết quả sai, bổ sung các kết quả còn thiếu.
  •  Nhận xét và in kết quả.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Không có biến chứng nặng nào khi theo dõi Holter huyết áp, có thể chỉ có dị ứng ngoài da với băng dính hoặc băng cuốn cánh tay.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Holter điện tâm đồ - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Điều trj tiêu sợi huyết cấp cứu đường tĩnh mạch trong kẹt van cơ học - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí hạ huyết áp trong thận nhân tạo - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Cao huyết áp và rối loạn cương dương
Cao huyết áp và rối loạn cương dương

Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, có thể góp phần gây rối loạn chức năng cương dương. Bên cạnh đó, một số loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp cũng có thể gây ra rối loạn cương dương.

Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ
Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ

Dengue đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì họ có thể lây virus sang con trong thai kỳ hoặc trong khi sinh.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Huyết áp cao mạn tính khi mang thai
Huyết áp cao mạn tính khi mang thai

Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên việc bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu và bé dễ mắc những biến chứng nhất định.

Thuốc điều trị cao huyết áp mạn tính cho bà bầu
Thuốc điều trị cao huyết áp mạn tính cho bà bầu

Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp được coi là an toàn cho bà bầu và một số thì không.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  706 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Mang thai 23 tuần huyết áp 135 có nguy cơ ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  862 lượt xem

Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?

Thai 14 tuần hay ra huyết âm đạo
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4389 lượt xem

Em đã có một bé sinh mổ 7 tuổi và 2 lần bị sảy thai. Lần này, đang mang thai 14 tuần, thấy ra máu nên em vào viện khám. Xem kết quả siêu âm, bs bảo nhìn chung các chỉ số đều bình thường. Duy chỉ có bờ dưới bánh nhau bám thấp đến lỗ trong cổ tử cung là cần lưu ý. Bác sĩ cho thuốc đặt và hẹn tuần sau tái khám. Nhưng về nhà hôm sau, máu vẫn ra. Vậy em có nên trở lại bệnh viện ngay hay đợi tuần sau khám ạ?

Ra huyết, tụ dịch có phải bị động thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  606 lượt xem

Em mang thai lần đầu, thử que thấy 2 vạch, ra huyết, đi khám mấy tuần liền, bs cho siêu âm đầu dò rồi bảo tim thai vẫn chưa có. Hôm qua em lại đi siêu âm, bs kết luận thế này: trong tử cung có 1 túi thai khoảng 5 tuần, tim thai chưa có, nang đơn thùy buồng trứng trái, tụ dịch dưới màng đệm, động thai - Vậy, có đúng là em bị động thai như bs vừa chẩn đoán không? Nang đơn thùy liệu có nguy hiểm? Và siêu âm đầu dò liên tục như vậy có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?

Ra huyết khi mang thai, có dễ bị sanh non?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  647 lượt xem

Năm nay em 33 tuổi, hiện đang mang thai lần 2. Lần trước, em bị dọa sảy (lúc 8 tuần) rồi sanh non (lúc thai 36 tuần). Lần này, lúc thai 12 tuần, em ra huyết âm đạo, đi siêu âm, bs bảo bị tụ máu sau nhau (kích thước 1.0x1.0cm). Bs cho đặt thuốc Utrogestan 200mg nên huyết đã hết ra. Lần này, liệu em có bị sanh non không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây