1

Đo hoạt độ Thymidin Kinase máu - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

I.NGUYÊN LÝ

Thymidin Kinase (TK) tham gia vào việc tổng hợp DNA và xúc tác cho quá trình phosphoryl hóa của thymidine thành thymidine monophosphate. Hoạt tính của TK tăng đáng kể trong pha S của chu trình tế bào. Hoạt động của nó đã được chứng minh là một chỉ tố đáng tin cậy của quá trình tăng sinh của các tế bào ung thư. TK trong tế bào người có hai dạng đồng phần, một là cytosolic (TK 1) và dạng ty thể (TK2). Trong đó chỉ có nồng độ của TK1 là ảnh hưởng đến chu trình tế bào.

Xét nghiệm xác định hoạt độ Thymidine Kinase là xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang cạnh tranh hai bước gián tiếp để định lượng TK trong máu.

II.CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

  • Người thực hiện kỹ thuật cần có trình độ phù hợp

2.Phương tiện, hóa chất:

- Phương tiện

  •  Máy có thể phân tích: LIAISON và một số máy miễn dịch khác
  •  Máy ly tâm
  •  Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC và mẫu bệnh phẩm
  •  Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm
  •  Pipet chuyển mẫu, nước cất hoặc nước khử ion

- Hoá chất

Các hóa chất cần thiết gồm:

  • Thuốc thử xác định hoạt độ thymidine kinase. Chất chuẩn, bảo quản ở -20oC, Chất kiểm tra chất lượng thymidine kinase.

3.Người bệnh:

  • Cần giải thích cho người, người nhà người bệnh bệnh hiểu về mục đích của việc lấy máu làm xét nghiệm

4.Phiếu xét nghiệm:

  •  Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm:

  • Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương EDTA để thực hiện xét nghiệm này.
  • Nên lấy máu lúc đói nhưng đây không phải điều kiện bắt buộc. Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông EDTA. Sau đó ly tâm 4000 vòng/5phút để tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương. Bệnh phẩm ổn đinh trong vòng 7 ngày nếu bảo quản ở 2-8oC, nếu để lâu hơn cần bảo quản đông lạnh (-20oC hoặc thấp hơn). Tránh rã đông nhiều lần.

2.Tiến hành kỹ thuật:

  •  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Thymidin Kinase. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Thymidin Kinase. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Thymidin Kinase đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
  •  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).
  •  Thực hiện xét nghiệm theo protocol của máy.
  •  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Giá trị tham chiếu cho Thymidine Kinase như sau:

Quần thể (n) Giá trị TK trung bình Độ đặc hiệu 5 – 95%
Người khỏe mạng (n=98)  4.3 U/L  2.0 – 7.5 U/L

+ Các giới hạn này được cân nhắc như một nguồn tài liệu tham khảo. Mỗi phòng xét nghiệm nên thiết lập dải giá trị của riêng mình.

- Người bệnh với bệnh máu ác tính:

Quần thể (n) Giá trị TK trung bình Độ đặc hiệu 5 –95%

Lympho không Hodgkin

- Tổng số (n = 172)

- Không đau (n = 33)

- Tiến triển ( n = 54)

 

24.8 U/L

9.9 U/L

38.4 U/L

 

0.9 – 101 U/L

1.5 – 26.0 U/L

< 0.5 – 227 U/L

Thể tủy (n=95) 20.5 U/L <0.5 – 104 U/L
MGUS (n=17) 2.6 U/L <0.5 – 6.9 U/L
U lympho Hodgkin (n = 23) 12.8 U/L 3.3 -45.9 U/L
Bệnh nhiễm khuẩn lành tính (n = 43) 7.3 U/L 2.9 – 17.9 U/L
Bệnh lành tính (n = 20) 5.3 U/L 1.1 – 10.8 U/L
  •  MGUS: bệnh gamma đơn dòng có ý nghĩa không xác định
  •  Các giới hạn này được cân nhắc như một nguồn tài liệu tham khảo. Mỗi phòng xét nghiệm nên thiết lập dải giá trị của riêng mình.
  •   Nhiều nghiên cứu khoa học đã báo cáo rằng nồng độ của TK tăng trong rất nhiều khối u. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu, TK được sử dụng để tiên lượng và theo dõi điều trị cho bệnh máu ác tính. Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt độ TK trong huyết thanh tăng cho thấy rõ nguy cơ cao đối với sự tiến triển bênh của u lympho không Hodgkin và bệnh bạch cầu mạn. Trong bệnh bạch cầu mạn, TKdường như cung cấp đầy đủ thông tin tiên lượng độc lập với hệ thống phân loại Binet. TK bổ sung độc lập thông tin tiên lượng với các tiêu chí xác định tiềm tàng của bệnh bạch cầu mạn. Hơn nữa, hoạt độ TK trong huyết thanh tương quan với các giai đoạn lâm sàng và đưa ra được thông tin tiên lượng. Giá trị TK cao đã được báo cáo ở các người bệnh bệnh bạch cầu cấp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt độ TK trong huyết thanh có thể cho thấy sự tiến triển của các tế bào máu và tiên lượng đáp ứng điều trị với thời gian sống của người bệnh.

V.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XỬ TRÍ

  • Các nghiên cứu kiểm soát các chất gây nhiễu cho thấy xét nghiệm được thực hiện không bị ảnh hưởng bới cholesterol (tối đa 500 mg/dL tức 12.95 mmol/L), mẫu tán huyết (tối đa 500 mg/dL), bilirubin (tối đa 20 mg/dL tức 342 μmol/L), và triglyceride (tối đa 3000 mg/dL tức 33.9 mmol/L)
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đo hoạt độ lipase dịch chọc dò - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý ở trẻ em - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

Tin liên quan
Câu chuyện trầm cảm của bà bầu: Việc nghỉ ngơi trên giường đã kích hoạt nó!
Câu chuyện trầm cảm của bà bầu: Việc nghỉ ngơi trên giường đã kích hoạt nó!

“Tôi đã nhận thức được nguy cơ bị trầm cảm sau sinh, nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến việc bị trầm cảm trong khi mang thai.”

Tác dụng bất ngờ từ tập luyện: Các hoạt động đốt cháy calo hàng ngày
Tác dụng bất ngờ từ tập luyện: Các hoạt động đốt cháy calo hàng ngày

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại thở hổn hển sau khi lau nhà không? Đó là bởi vì bạn đang đốt cháy khoảng 230 calo trong một giờ!

Những hoạt động nào nên tránh khi mang thai?
Những hoạt động nào nên tránh khi mang thai?

Câu hỏi: - Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi cần tránh những hoạt động nào trong khi đang mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  957 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây