1

Dẫn lưu nước tiểu bàng quang - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Bàng quang (BQ) là nơi chứa nước tiểu để tống ra ngoài qua đường niệu đạo. Trường hợp bàng quang căng mà không tự tiểu được, không đặt được thông tiểu được sẽ cần phải dẫn lưu nước tiểu bàng quang ra ngoài.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Bí đái do hẹp niệu đạo
  •  Bí đái do chấn thương niệu đạo mà chưa thể mổ tạo hình
  •  Bí đái do u phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến
  •  Bí đái do xơ hẹp cổ bàng quang
  •  Bí đái, đái rỉ do bàng quang thần kinh bẩm sinh hay sau chấn thương cột sống.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định trong các trường hợp có bệnh toàn thân nặng, không có khả năng
gây tê, mê để thực hiện cuộc mổ.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 1 bác sỹ phẫu thuật, 2 người phụ mổ, một dụng cụ viên và một
chạy ngoài.

2. Người bệnh: Chuẩn bị mổ như các ca phẫu thuật khác.

  •  Làm bilan trước mổ đánh giá: các bệnh lý toàn thân, chức năng thận, tình trạng thiếu máu, tình trạng rối loạn đông máu.
  •  Vệ sinh bộ phận sinh dục, cạo lông mu, sát khuẩn vùng bụng dưới rốn.
  •  Nhịn ăn uống trước mổ 6 giờ, tốt nhất nên thụt hậu môn trước mổ.
  •  Giải thích cho người bệnh và gia đình về chỉ định, cách thức tiến hành, các nguy cơ có thể xảy ra của phẫu thuật.

3. Phương tiện:

  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật có van tự động nhỏ.
  •  Sonde petzer để DLBQ
  •  Sonde dẫn lưu khoang Retzius,
  •  Chỉ tiêu chậm 3.0 hay 2.0 để khâu bàng quang, chỉ tiêu chậm 1.0 đóng cân cơ, chỉ không tiêu khâu da.

4. Thời gian phẫu thuật: 30-60 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: nằm ngửa

2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ, tê tủy sống hoặc gây mê. Lựa chọn phương pháp vô cảm nào là phụ thuộc cụ thể vào tình trạng toàn thân của người bệnh và các chống chỉ định của từng phương pháp.

3. Kỹ thuật:

  •  Sát khuẩn bụng vùng mổ từ mũi ức tới khớp mu và 1/3 trên đùi
  •  Trải toan vô khuẩn
  •  Rạch da đường giữa trên xương mu khoảng 5-10 cm
  •  Qua da, cân cơ bộc lộ mặt trước BQ
  •  Khâu treo thành trước bàng quang, mở bàng quang khoảng 2-3cm.
  •  Kiểm tra cổ bàng quang, tuyến tiền liệt và 2 lỗ niệu quản.
  •  Lấy sỏi bàng quang, bơm rửa máu cục nếu có.
  •  Đặt dẫn lưu bàng quang bằng sonde Petzer hoặc sonde Foley, chú ý vị trí đặt dẫn lưu thường đặt vùng vòm bàng quang, đầu sonde dẫn lưu không đặt quá sâu sát cổ bàng quang gây cảm giác kích thích cho người bệnh.
  •  Khâu lại chỗ mở bàng quang chỉ tiêu chậm
  •  Kiểm tra lưu thông dẫn lưu, độ kín của đường khâu bàng quang
  •  Kiểm tra cầm máu kĩ, dẫn lưu khoang Retzius bằng sonde nhựa
  •  Khâu treo bàng quang vào thành bụng bằng các mũi chỉ tiêu
  •  Đóng cân cơ và da.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi sau mổ:

  •  Tình trạng toàn thân: Mạch nhiệt độ huyết áp
  •  Nước tiểu qua dẫn lưu bàng quang, chú ý tránh gập tắc sonde
  •  Dịch chảy ra dẫn lưu khoang Retzius
  •  Tình trạng vết mổ

2. Xử trí tai biến:

  •  Tai biến của gây tê gây mê: xử lý tùy từng trường hợp và mức độ cụ thể
  •  Trong mổ có thể rách phúc mạc hay thủng ruột khi bộc lộ BQ: nếu rách phúc mạc đơn thuần thì khâu đóng phúc mạc, nếu thương tổn ruột thì khâu ruột bằng chỉ tiêu chậm, trường hợp khó thì mời bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa phối hợp.
  •  Chảy nước tiểu qua vết mổ, dẫn lưu Retzius: kiểm tra tránh gập tắc dẫn lưu bàng quang, thay băng tránh nhiễm trùng vết mổ.
  •  Chảy máu tắc sonde: bơm rửa qua dẫn lưu bàng quang lấy hết máu cục, cho rửa bàng quang liên tục nếu còn chảy máu, dùng kháng sinh toàn thân.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát  khi gắng sức - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập bàng quang trong điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật ghép cơ cổ bàng quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Dẫn lưu bàng quang, đặt Tuteur niệu đạo - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Tiểu ra máu có phải dấu hiệu của ung thư bàng quang?
Tiểu ra máu có phải dấu hiệu của ung thư bàng quang?

Một trong những triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang là tiểu ra máu (đái máu). Tuy nhiên, không phải ai bị ung thư bàng quang cũng gặp triệu chứng này và nước tiểu có máu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  860 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  782 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  613 lượt xem

Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?

Trẻ 3 tháng ngày đi ị 10 lần, phân vàng hoa cà lẫn cả nước có phải bị tiêu chảy không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2327 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,8kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, bé đi ị 4-5 lần một ngày. Nhưng 2 hôm nay bé đi rất nhiều. Ngày phải đến 10 lần. Phân có cả nước, màu vàng hoa cà. Có lúc đi chỉ toàn nước không, lắm khi tè cũng ra phân. Nhưng được cái bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy có phải bị tiêu chảy không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2723 lượt xem

Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây