Khi ở trong độ tuổi sinh sản (sau dậy thì và trước mãn kinh), mỗi tháng cơ thể người phụ nữ đều phải trải qua một số thay đổi để chuẩn bị cho thai kỳ có thể diễn ra. Những thay đổi này nối tiếp nhau và tạo thành một vòng lặp gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, một quả trứng phát triển và được phóng ra khỏi buồng trứng. Lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh bám vào và làm tổ. Nếu sau khi được phóng khỏi buồng mà trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và gây hiện tượng chảy máu kinh nguyệt. Sau đó chu kỳ sẽ bắt đầu lại.
Chu kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ được chia thành 4 giai đoạn:
Độ dài của mỗi giai đoạn có thể khác nhau ở mỗi người và cũng có thể thay đổi theo thời gian.
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và cũng là khoảng thời gian mà bạn bị ra máu.
Giai đoạn này bắt đầu khi trứng từ chu kỳ trước không được thụ tinh. Vì không diễn ra sự thụ thai nên nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống.
Trước đó, lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị sẵn sàng cho trứng sau thụ tinh làm tổ và khi trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc này không còn cần thiết nữa nên sẽ bong ra và đi ra ngoài qua âm đạo cùng với máu và dịch nhầy.
Trong giai đoạn kinh nguyệt, bạn có thể sẽ gặp các hiện tượng dưới đây:
Ở đa số phụ nữ, giai đoạn kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, nhưng cũng có thể dài hơn.
Giai đoạn trước rụng trứng hay giai đoạn nang trứng bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt (vì vậy nên trùng một phần với giai đoạn kinh nguyệt) và kết thúc khi rụng trứng.
Giai đoạn trước rụng trứng bắt đầu khi vùng dưới đồi gửi tín hiệu báo cho tuyến yên giải phóng hormone kích thích nang trứng (FSH). Hormone này kích thích buồng trứng tạo ra khoảng 5 đến 20 túi nhỏ gọi là nang trứng. Mỗi nang có chứa một quả trứng chưa trưởng thành.
Trong số 5 – 20 quả trứng này thì chỉ có quả trứng khỏe mạnh nhất mới có thể trưởng thành và được phóng đi. (Mặc dù trong một số ít trường hợp thì một phụ nữ có thể có hai quả trứng cùng trưởng thành một lúc). Sau đó, phần còn lại của nang trứng sẽ được tái hấp thu vào cơ thể.
Các nang trứng trưởng thành khiến cho cơ thể sản sinh thêm estrogen làm dày niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc này tạo thành một môi trường giàu chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển trong trường hợp trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh.
Giai đoạn trước rụng trứng trung bình kéo dài khoảng 16 ngày nhưng có thể dao động trong khoảng từ 11 đến 27 ngày, tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người.
Nồng độ estrogen tăng trong giai đoạn trước rụng trứng kích hoạt tuyến yên tiết ra hormone luteinizing (LH). Đây là hormone bắt đầu quá trình rụng trứng.
Giai đoạn rụng trứng diễn ra khi quả trứng trưởng thành được giải phóng khỏi buồng trứng. Sau đó, trứng di chuyển vào ống dẫn trứng về phía tử cung để được thụ tinh bởi tinh trùng.
Giai đoạn rụng trứng là khoảng thời gian duy nhất trong chu kỳ kinh nguyệt mà bạn có thể thụ thai chứ không phải quan hệ bất cứ ngày nào trong tháng cũng có thể mang thai như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn có thể nhận biết mình sắp hoặc đang rụng trứng bằng cách dấu hiệu như:
Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng ngày 14 nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, có nghĩa là ngay giữa chu kỳ và kéo dài khoảng 24 tiếng. Trong vòng một ngày sau khi tách khỏi buồng trứng, trứng sẽ chết và phân hủy nếu không được thụ tinh.
Tuy nhiên, vì tinh trùng có thể sống đến 5 ngày sau khi vào cơ thể phụ nữ nên bạn vẫn có thể mang thai khi quan hệ trong 5 ngày trước khi rụng trứng.
Sau khi phóng đi quả trứng của mình, nang trứng sẽ biến thành một cấu trúc gọi là hoàng thể hay thể vàng. Hoàng thể giải phóng các hormone, chủ yếu là progesterone và một số estrogen. Sự gia tăng nồng độ hormone này giúp giữ cho niêm mạc tử cung dày và sẵn sàng cho trứng thụ tinh làm tổ.
Nếu thụ thai, cơ thể sẽ sản sinh ra hCG (hormone gonadotropin màng đệm ở người - human chorionic gonadotropin). Đây là loại hormone được phát hiện trong các phương pháp thử thai. Hormone này giúp duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày.
Nếu trứng không thụ tinh, hoàng thể sẽ co lại và bị cơ thể tái hấp thu. Điều này làm cho nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra và dẫn đến hiện tượng ra máu kinh nguyệt.
Trong giai đoạn này, nếu bạn không thụ thai thì có thể sẽ gặp các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như:
Giai đoạn hoàng thể kéo dài trong 11 đến 17 ngày nhưng độ dài trung bình là 14 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ là khác nhau. Một số phụ nữ có kinh nguyệt vào cùng một thời điểm mỗi tháng nhưng ở nhiều người thì thời điểm có kinh nguyệt lại có sự thay đổi theo từng tháng, có thể đều đặn tháng sau sớm hơn/muộn hơn vài ngày so với tháng trước hoặc thất thường, không thể dự đoán được. Mức độ ra máu và độ dài kỳ kinh nguyệt của mỗi người cũng không giống nhau. Có người ra máu nhiều và lâu hết trong khi có người chỉ bị ra máu rất ít và nhanh hết hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc đời. Ví dụ, chu kỳ có thể trở nên thất thường khi đến gần thời kỳ mãn kinh.
Để biết mình có gặp vấn đề gì với chu kỳ kinh nguyệt hay không thì cần theo dõi bằng cách ghi lại thời gian bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt mỗi tháng. Đồng thời theo dõi bất kỳ thay đổi nào về lượng máu, số ngày bị ra máu cũng như là có hiện tượng ra máu giữa chu kỳ hay không.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt:
Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ thay đổi nào với chu kỳ kinh nguyệt của mình thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị những vấn đề tiềm ẩn.
Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy chu kỳ kinh nguyệt có vấn đề:
Nếu bạn gặp những vấn đề này hoặc các vấn đề bất thường khác với chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời gian có kinh mỗi tháng thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ là khác nhau. Những gì là bình thường đối với người này có thể là không bình thường đối với người khác.
Điều quan trọng là phải hiểu được chu kỳ của mình, bao gồm cả thời gian bắt đầu kinh nguyệt và thời gian kết thúc. Cần theo dõi cẩn thận để phát hiện bất kỳ thay đổi nào và đi khám nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như là cách điều trị.
Tìm chúng tôi trên:-
-