1

Che tủy răng sữa bằng vật liệu sinh học - Bộ y tế 2020

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Là kỹ thuật chụp bảo vệ tủy răng bằng vật liệu sinh học.
  •  Vật liệu sinh học được dùng trong điều trị, bổ sung, thay đổi hoặc thay thế một phần mô của cơ thể.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Răng viêm tủy có hồi phục.
  •  Răng sâu ngà sâu có nhạy cảm ngà.
  •  Răng bị hở tủy nhỏ dưới 1mm trong khi sửa soạn xoang hàn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Răng có hở tủy với biểu hiện viêm tủy không hồi phục.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật:

  •  Bác sĩ Răng Hàm Mặt
  •  Trợ thủ.

2. Phương tiện:

2.1. Phương tiện và dụng cụ

  •  Ghế máy nha khoa.
  •  Tay khoan và mũi khoan các loại.
  •  Bộ khám: khay, gương, gắp, thám trâm
  •  Phương tiện cách ly cô lập răng.
  •  Bộ dụng cụ hàn răng.

2.2. Thuốc

  •  Thuốc sát khuẩn.
  •  Vật liệu sinh học
  •  Vật liệu hàn phục hồi thân răng.

3. Người bệnh:

  •  Người bệnh hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý với kế hoạch điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án:

  •  Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

  •  Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Sửa soạn xoang hàn:
  •  Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men, bộc lộ rõ xoang sâu.
  •  Dùng mũi khoan thích hợp lấy bỏ mô ngà hoại tử.
  •  Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
  •  Làm khô xoang hàn.
  •  Đặt vật liệu sinh học:
  •  Dùng que hàn lấy vật liệu sinh học và đặt phủ kín đáy xoang hàn.
  •  Dùng gòn bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt vật liệu sinh học.
  •  Hàn phục hồi xoang hàn:
  •  Dùng vật liệu thích hợp như Composite, GIC,... phục hồi phần còn lại của xoang hàn.
  •  Kiểm tra khớp cắn.
  •  Hoàn thiện phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị:

  •  Chảy máu tủy: Cầm máu với viên bông vô trùng, nếu không cầm máu được thì xem xét lấy tủy buồng hoặc lấy tủy toàn bộ.

2. Sau quá trình điều trị:

  •  Viêm tủy không hồi phục: Lấy tủy toàn bộ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Lấy tủy răng buồng sữa, bảo tồn tủy chân răng bằng vật liệu sinh học - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Điều trị đốm trắng trên mặt răng bằng kỹ thuật thẩm thấu nhựa - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Phục hồi thân răng vĩnh viễn trẻ em bằng chụp thép chế sẵn - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học qua cuống - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Định lượng acid amin máu và dịch sinh học bằng máy sắc ký lỏng siêu hiệu năng (UPLC) - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Tin liên quan
Điều trị mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp ức chế virus trong thai kỳ
Điều trị mụn rộp sinh dục bằng liệu pháp ức chế virus trong thai kỳ

Những phụ nữ bị mụn rộp sinh dục và đang mang thai cần điều trị bằng liệu pháp ức chế virus nhằm giảm nguy cơ lây truyền virus sang con trong khi sinh và giảm khả năng phải sinh mổ.

Tại Sao Dùng Băng Vệ Sinh Bị Ngứa Và Mẩn Đỏ?
Tại Sao Dùng Băng Vệ Sinh Bị Ngứa Và Mẩn Đỏ?

Lý do dùng băng vệ sinh bị ngứa vùng kín chị em là gì? Đâu là nguyên nhân và có những biện pháp điều trị như thế nào. Hãy cùng chuyên gia theo dõi nội dung bài viết sau nhé!

Băng vệ sinh và tampon: Nên chọn loại nào?
Băng vệ sinh và tampon: Nên chọn loại nào?

Trong số những sản phẩm được dùng trong ngày “đèn đỏ” thì có lẽ băng vệ sinh dùng một lần và tampon là hai sản phẩm được biết đến nhiều nhất. Nhưng ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn khác như cốc nguyệt san, băng vệ sinh bằng vải hay quần lót nguyệt san.

Liệu pháp hormone thay thế sinh học là gì?
Liệu pháp hormone thay thế sinh học là gì?

Khi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể giảm hoặc mất cân bằng thì sẽ cần đến các liệu pháp hormone thay thế để giảm các triệu chứng. Một trong số đó là liệu pháp hormone thay thế sinh học.

Sinh thiết chóp cổ tử cung bằng dao mổ
Sinh thiết chóp cổ tử cung bằng dao mổ

Sinh thiết cổ tử cung là một công cụ chẩn đoán và điều trị tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tăng sinh mạch máu liệu có nguy hiểm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2889 lượt xem

Năm nay em 28 tuổi. Ba năm trước, em đã vào Bệnh viện Phụ sản TW điều trị u tế bào. Tại đây, các bác sĩ đã mổ xén góc tử cung cho em. Lần này, em vừa đi siêu âm thì bác sĩ nói thai em đã được 6 tuần, có phôi và tim thai bình thường, lòng tử cung có tăng sinh mạch máu. Vậy, tăng sinh mạch máu này liệu có nguy hiểm không ạ?

Sinh mổ hai bé cách nhau hơn 1 năm, liệu có là... mạo hiểm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  475 lượt xem

Cu Tí nhà em sinh mổ. Hiện Tí chưa đầy 1 tuổi, nhưng do chồng em đã già, muốn có con luôn nên em đã mang bầu. Biết là sinh mổ hai bé liền nhau như vậy là... mạo hiểm. Mong được bác sĩ tư vấn?

Đánh gió bằng dầu hỏa, liệu có ảnh hưởng đến em bé?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1097 lượt xem

Năm nay em 25 tuổi, hiện đang có thai lần đầu được 7 tuần. Hai hôm trước em bị sổ mũi nhức đầu nên đã đánh cảm bằng lá na và dầu hỏa. Em vò lá na, tẩm dầu hỏa rồi bôi lên khắp người và lên cả vùng bụng nữa. Khoảng 2 giờ sau, em thấy vùng bụng dưới hơi nóng và đau nhẹ nên đã lấy khăn ẩm lau sạch thì mới hết nóng. Liệu dầu hỏa có thể bị hấp thụ qua da, ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé không ạ?

Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1104 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Liệu có an toàn không, khi bà bầu dùng thuốc chữa đau răng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  457 lượt xem

Em đang mang thai được hơn 12 tuần 4 ngày. Em bị đau răng, bs chuẩn đoán bị viêm mô tế bào và áp xe cửa miệng do R48 nên kê thuốc: Medoclav 625 mg (uống sáng, chiều 5 ngày). Nếu 3 ngày hết đau thì ngừng thuốc. Pracetamol (hapacol sủi) - khi nào quá đau thì uống. Povidon-iod (pvp-iodine 10%) pha loãng súc miệng. Liệu những thuốc trên có an toàn cho bà bầu không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây