1

Cấy máy phá rung tự động (ICD) - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Điều trị các rối loạn nhịp thất không thể khống chế được bằng thuốc hoặc bằng phương pháp đốt qua ống thông.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh trước đó có ngừng tim hoặc rung thất/ tim nhanh thất bền bỉ (mà không do các nguyên nhân có thể hồi phục được).
  •  Người bệnh nguy cơ rung thất hoặc tim nhanh thất có tính chất gia đình (như bệnh cơ tim phì đại, hội chứng QT dài, hội chứng Brugada,...).
  •  Người bệnh nhồi máu cơ tim có phân số tống máu thất trái dưới 35% (sau nhồi máu cơ tim ít nhất 40 ngày).
  •  Người bệnh suy tim có phân số tống máu thất trái dưới 35%, có độ NYHA II, III.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các trường hợp rối loạn nhịp cấp tính do viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp.
  •  Nhịp chậm không có triệu chứng.
  •  Suy tim quá nặng mất bù.
  •  Nhiễm trùng cấp tính.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

02 bác sĩ và 2 điều dưỡng

2. Phương tiện

  •  Máy chụp mạch số hóa xóa nền.
  •  Máy theo dõi điện tim liên tục (monitoring).
  •  Máy sốc điện.
  •  Bộ dụng cụ trung phẫu vô khuẩn.
  •  Bộ máy tạo nhịp tái đồng bộ tim gồm: các điện cực thất phải, nhĩ phải, thất trái; các ống thông mở đường (sheath), các loại điện cực thường và điện cực thất trái; các dây thông dẫn đường (guide wire); bộ ống thông chụp Swan-Ganz (catheter Swan- Ganz).
  •  Các ống thông trong lòng tĩnh mạch vành (CPS) với các đầu khác nhau.
  •  Máy lập trình hoặc máy thử ngưỡng và dây thử.
  •  Các thuốc cấp cứu tim mạch, thuốc gây tê, gây tiền mê, thuốc sát khuẩn.
  •  Chỉ khâu các loại.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh nhịn ăn 5 giờ trước khi được làm thủ thuật.
  •  Người bệnh được giải thích kỹ càng về mục đích tiến hành, cách thức tiến hành và các nguy cơ có thể gặp trong thủ thuật.
  •  Dùng thuốc an thần nếu cần, nhất là khi thủ thuật kéo dài.
  •  Với những trường hợp cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ có kèm máy phá rung tự động (CRT-D), người bệnh được chuẩn bị tiền mê.
  •  Thuốc chống đông: các nhóm thuốc thienopyridin được dừng trước 7 ngày trước thủ thuật. Nếu người bệnh có nguy cơ đông máu cao, có thể cho thêm heparin 1000 đơn vị/ 1 giờ.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tạo đường vào và làm ổ máy

  •  Đường vào thường chọc từ 2 đến 3 đường tĩnh mạch theo thứ tự: tĩnh mạch dưới đòn trái, phải; tĩnh mạch cảnh trong trái và phải; tĩnh mạch nách trái và phải.
  •  Ổ máy thường được làm với kích thước 5x7 cm.

2. Đưa các điện cực

  •  Cấy điện cực thất phải ở mỏm, vách hoặc đường ra. Thử ngưỡng. Cố định điện cực.
  •  Đưa ống thông dài vào lòng tĩnh mạch vành và chụp xác định hệ tĩnh mạch vành. Xác định nhánh mục tiêu và đưa điện cực thất trái vào nhánh mục tiêu. Thử ngưỡng, xé ống thông dài và cố định điện cực.
  •  Cấy điện cực nhĩ phải ở thành bên, tiểu nhĩ hoặc vách liên nhĩ. Thử ngưỡng, cố định điện cực.

3. Lắp máy

4. Lập trình bằng máy chương trình và thử ngưỡng chống (DFT) sốc điện nếu máy tạo nhịp có bộ phận chống rung

5. Đóng da

6. Băng vô khuẩn

VI. THEO DÕI, TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Chọc vào động mạch dưới đòn: rút kim và ép cầm máu.
  •  Tràn khí và tràn máu màng phổi: kiểm tra dưới màn X quang, nếu nhiều có thể hút dẫn lưu khí màng phổi, tràn máu nhiều có thể phải mở dẫn lưu.
  •  Phản ứng phế vị: nâng cao hai chân, tiêm tĩnh mạch 2-4 ống atropin.
  •  Thủng tim: chọc dẫn lưu nếu dịch màng tim nhiều.
  •  Phù phổi cấp: thở oxy, morphin 10 mg tiêm tĩnh mạch, digoxin 0,5 mg tiêm tĩnh mạch, furosemid 20 mg tiêm tĩnh mạch từ 2-4 ống.
  •  Giật cơ hoành: thay đổi vị trí tạo nhịp khác.
  •  Nhiễm trùng: dùng kháng sinh
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm cột sống dính khớp - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chụp động mạch vành - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Can thiệp động mạch thận - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Đóng các lỗ rò động mạch, tĩnh mạch - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Đông lạnh trứng: những điều cần biết
Đông lạnh trứng: những điều cần biết

Phụ nữ trẻ tuổi có thể sử dụng phương pháp đông lạnh trứng để lưu trữ trứng phục vụ cho việc mang thai sau này

Cách nhận biết dấu hiệu rụng trứng
Cách nhận biết dấu hiệu rụng trứng

Một số mẹo giúp nhận biết thời điểm rụng trứng- ngày nhạy nhất để có thai.

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.

Que thử rụng trứng: cách sử dụng, độ chính xác, đọc kết quả
Que thử rụng trứng: cách sử dụng, độ chính xác, đọc kết quả

Một phương pháp đơn giản để dự đoán ngày rụng trứng là sử dụng que thử rụng trứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  961 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1070 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  822 lượt xem

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

Trẻ 3 tháng 5 ngày biếng bú, rụng tóc vành khăn, nấc cụt, ra nhiều mồ hôi có phải do thiếu chất không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1034 lượt xem

Bé nhà em hiện tại nặng 6,3kg, dài 61cm, bé đã được 3 tháng 5 ngày rồi ạ. Khi bé được hơn 2 tháng, sữa mẹ rất ít nên bé nhà em chủ yếu là bú bình. Mỗi cữ bú của bé khoảng 100-120ml. Tuy nhiên, gần một tháng nay bé chỉ bú mẹ và không chịu bú bình nữa, nhưng bú cũng chỉ được một lúc là bé nhả ra rồi khóc như bị ngạt. Bé nhà em rất hay nấc cụt, đêm ngủ đổ mồ hôi đến mức ướt đẫm gối, em phải thay áo đến 2-3 lần cho bé. Bé còn bị rụng tóc vành khăn, bàn tay bàn chân lạnh, ướt và da không được hồng hào, hơi tái. Không biết bé nhà em như vậy có phải bị thiếu chất không ạ? Em có ý định bổ sung thuốc kẽm zinc kid, canxitriomphe và men merikacho bé có được không bác sĩ?

Ra huyết, tụ dịch có phải bị động thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  606 lượt xem

Em mang thai lần đầu, thử que thấy 2 vạch, ra huyết, đi khám mấy tuần liền, bs cho siêu âm đầu dò rồi bảo tim thai vẫn chưa có. Hôm qua em lại đi siêu âm, bs kết luận thế này: trong tử cung có 1 túi thai khoảng 5 tuần, tim thai chưa có, nang đơn thùy buồng trứng trái, tụ dịch dưới màng đệm, động thai - Vậy, có đúng là em bị động thai như bs vừa chẩn đoán không? Nang đơn thùy liệu có nguy hiểm? Và siêu âm đầu dò liên tục như vậy có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây