1

Cắt dương vật không vét hạch, cắt một nửa dương vật - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Cắt dương vật không nạo vét hạch, cắt một nửa dương vật hay còn gọi là phẫu thuật cắt một phần dương vật không nạo vét hạch hoặc cắt đoạn dương vật không nạo vét hạch.
  • Phẫu thuật cắt đoạn dương vật không nạo vét hạch thường được sử dụng trong bệnh lý ung thư dương vật ở nam giới phát hiện ở giai đoạn sớm.
  • Phẫu thuật ảnh hưởng nhiều đến chức năng tình dục của người bệnh sau mổ.

II. CHỈ ĐỊNH

Chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Ung thư dương vật ở giai đoạn T1a hoặc T1b và không sờ thấy hạch bẹn 2 bên.
  • Ung thư dương vật giai đoạn T2 không sờ thấy hạch bẹn cần cân nhắc khi quyết định.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Ung thư ở giai đoạn từ T3 trở lên.
  • Người bệnh có hạch bẹn, đùi 2 bên cần cân nhắc trong chỉ định.Có thể vẫn chỉ định phẫu thuật và nạo vét hạch triệt để trong thì 2.
  • Các Người bệnh có chống chỉ định phẫu thuật nói chung như suy gan suy thận nặng tiến triển, rối loạn đông máu...

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

  • Kíp phẫu thuật: Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc nam học, 2 người phụ mổ.
  • Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 người phụ mê, 1 dụng cụ viên, 1 người chạy ngoài.

2. Người bệnh:

  • Hồ sơ: xét nghiệm cơ bản, Xquang phổi, điện tim, siêu âm hệ tiết niệu, siêu âm đánh giá hệ thống hạch nông và sâu vùng bẹn chậu, kết quả sinh thiết khẳng định ung thư dương vật.
  • Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
  • Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
  • Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái tháo đường... trước khi can thiệp phẫu thuật.
  • Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh cạo lông vùng phẫu thuật và toàn thân.
  • Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ hoặc không.

3. Phương tiện:

  • 1 bộ dụng cụ phẫu thuật bụng thường quy cơ bản, clamp mạch máu.
  • Các loại chỉ khâu chuyên dụng như: chỉ không tiêu (như prolene 2/0), chỉ tiêu chậm [Monosyn, vicryl (2/0, 3/0, 4/0, 5/0)], chỉ tiêu nhanh (safil quick, vicryl rapid: 4/0, 5/0)
  • Sonde tiểu số 14 hoặc 16 Fr, túi nước tiểu.

4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 45 phút đến 75 phút.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế:

  • Người bệnh nằm ngửa.
  • Phẫu thuật viên chính chính và người đưa dụng cụ đứng phía bên phải của người bệnh, 2 bác sĩ phụ đứng phía đối diện.

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản, gây tê tủy sống.

3. Kỹ thuật:

- Bước 1: Đánh giá vị trí của u và mức độ xâm lấn của u, cặp dương vật bằng clamp mạch máu hoặc garo gốc dương vật.

- Bước 2:

  • Rạch da quanh chu vi dương vật chú ý bảo tồn da mặt niệu đạo.
  • Phẫu tích niệu đạo chú ý cầm máu vật xốp bao quanh niệu đạo và luồn dây đánh dấu niệu đạo xác định đến phần niệu đạo sẽ được cắt.
  • Phẫu tích 2 vật hang đến vị trí cần cắt bỏ.
  • Cắt bỏ thương tổn ung thư dương vật kèm phần vật hang, vật xốp, niệu đạo đến hết toàn bộ tổn thương đảm bảo diện cắt còn lại là phần lành.

- Bước 3:

  • Khâu cầm máu 2 vật hang bằng đường khâu vắt hoặc các mũi rời bằng chỉ phù hợp ( Prolene 2/0 hoặc Vicryl 2/0 hoặc Vicryl 3/0).
  • Đưa niệu đạo ra ngoài và cố định vào da dương vật bằng chỉ tiêu chậm (như monosyn 4/0) mũi rời chú ý cầm máu kỹ và khâu tránh gây hẹp lỗ ngoài niệu đạo mới.
  • Đóng lại da dương vật có thể bằng chỉ tiêu nhanh mũi rời.

- Bước 4: Đặt sonde tiểu và băng vết mổ.

VI. THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG

1. Theo dõi:

  • Theo dõi toàn trạng, tình trạng chảy máu.
  • Điều trị kháng sinh, giảm đau, giảm viêm.
  • Tụ máu và chảy máu niệu đạo trong vòng 72h đầu.
  • Có thể rút xông tiểu sau mổ từ 7 ngày- 10 ngày.

2. Các biến chứng sau mổ có thể xảy ra:

  • Chảy máu sau mổ: nếu chảy máu nhiều cần mở lại để kiểm tra và khâu cầm máu.
  • Phù nề da thân dương vật: trích rạch dẫn lưu dịch chèn ép.
  • Hẹp niệu đạo: Có thể mở lại niệu đạo ra da hoặc dẫn lưu bàng quang.
  • Rò niệu đạo: hiếm gặp tuy nhiên nếu rò nhiều gây tụ dịch nhiễm trùng tầng sinh môn cần mổ lại để xử trí thương tổn.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bóc bạch mạch quanh thận điều trị bệnh đái dưỡng chấp - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tập dưỡng sinh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt bộ phận giả (Prosthessis) chữa liệt dương - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật làm đối chiếu ngón 1 (thiểu dưỡng ô mô cái) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua thực quản dạ dày - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Thủ Dâm Có Làm Thay Đổi Kích Thước Dương Vật Không?
Thủ Dâm Có Làm Thay Đổi Kích Thước Dương Vật Không?

Thủ dâm là một hành động sinh lý bình thường và sẽ không ảnh hưởng đến kích thước của dương vật.

Phim ảnh khiêu dâm có gây rối loạn cương dương không?
Phim ảnh khiêu dâm có gây rối loạn cương dương không?

Rối loạn cương dương xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các nguyên nhân về thể chất và nguyên nhân về tâm lý như lo lắng về hiệu suất, trầm cảm hoặc tình trạng sức khỏe kém. Vậy việc xem phim ảnh khiêu dâm hay “phim đen” có gây rối loạn cương dương không?

Chlamydia có gây rối loạn cương dương không?
Chlamydia có gây rối loạn cương dương không?

Ở nam giới, mặc dù chlamydia không gây vô sinh nhưng sẽ gây đau mãn tính ở ống dẫn tinh.

Dùng dương vật giả trong quá trình mang thai có an toàn không?
Dùng dương vật giả trong quá trình mang thai có an toàn không?

Câu hỏi:- Bác sĩ ơi, tôi dùng dương vật giả trong khi đang mang thai thì có an toàn không? Bác sĩ cho tôi lời khuyên với ạ!

Kích Thước Dương Vật Có Quan Trọng Không?
Kích Thước Dương Vật Có Quan Trọng Không?

Chất lượng của “chuyện ấy” không phụ thuộc vào kích thước dương vật mà là cách bạn sử dụng ra sao.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Kem dưỡng ẩm có chữa chàm sữa được không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1428 lượt xem

Con em mới được 10 ngày tuổi đã bị chàm sữa ở 2 vùng má. Em không dám bôi thuốc gì hết. 2-3 ngày đầu e bôi sữa mẹ lên má của con nhưng không thấy đỡ. Con còn non nớt, chẳng dám bôi thuốc corti nào hết cả. Lên trên mạng thì thấy khuyên dùng kem dưỡng ẩm. Nhưng em nghĩ, bị bệnh sao lại dùng dưỡng ẩm. Vậy thưa bác sĩ, kem dưỡng ẩm có chữa được chàm sữa không ạ? Nếu em chỉ dùng mỗi kem dưỡng ẩm cho con thôi thì có được không ạ?

Dưỡng da mặt khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  478 lượt xem

Thưa bác sĩ, việc dưỡng da mặt trong khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1082 lượt xem

Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1594 lượt xem

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

Trẻ 2 tuổi ngày 4 bữa cháo, 3 bữa sữa vẫn bú mẹ nhưng chỉ nặng 11kg thì có bị suy dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

Bé gái nhà em hiện được 2 tuổi, bé nặng 11kg. Bữa ăn hàng ngày của bé là: 4 bữa cháo, mỗi bữa 1 bát con + 3 bữa sữa similac, mỗi bữa 180ml + 1 hộp probi hoặc 1 quả chuối hoặc 1 hộp sữa tươi. Em vẫn cho bé bú mẹ, đêm ngủ có hiện tượng sôi bụng. Bé đi ị đều ngày 1 lần. Bé nhà em như vậy có bị suy dinh dưỡng không bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây