1

Vi phẫu da đầu nối thành công phần da đầu bị đứt rời của em bé 8 tuổi - Bệnh viện Việt Đức

Ngày 17/12/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận cấp cứu cho cháu L.L.Đ (8 tuổi, đến từ Hải Phòng). Bé đến viện trong tình trạng da đầu bị đứt rời hoàn toàn do tai nạn cuốn tóc vào bánh xe 3 bánh.

Bà của Đ kể lại, cháu hay được người nhà chở đi chơi bằng xe 3 bánh. Hôm ấy, Đ nằm đằng sau xe, không may vướng bộ tóc dầy và dài của em vào bánh xe.

Do xe 3 bánh di chuyển không nhanh nên nếu dừng lại kịp thời có thể xử trí nhanh cứu được em nhưng do Đ hoảng loạn nên em đã ngồi dậy, khiến toàn bộ phần tóc và da đầu cuốn vào bánh xe lột ra khỏi vùng xương sọ. Người nhà em đang lái xe nghe thấy tiếng kêu thất thanh: Cụ ơi, cứu con với. Khi quay lại thì thấy phần da đầu của em đã bị lột ra hoàn toàn.

Sau khi được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng, bé được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. TS.BS Bùi Mai Anh, Khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt và Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết:

Bé được đưa vào viện trong tình trạng tỉnh, da đầu bị lột hoàn toàn từ ngang tai vòng qua trán sang tai bên kia rồi ra sau gáy, lộ cả xương sọ. Sau khi xác định cháu không bị thương tổn nào khác, TS.BS Mai Anh và các bác sỹ tham gia kíp phẫu thuật đã tiến hành phẫu thuật nối mảnh da đầu bị đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu.

Phẫu thuật nối ghép da đầu ở trẻ con gặp nhiều khó khăn do mạch máu có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,6-0,7 mm, nguy cơ tắc mạch sau nối khá cao nên đòi hỏi kỹ thuật cũng như phương tiện phẫu thuật.

TS.BS Bùi Mai Anh cho biết ngoài bị lột rời da đầu còn kèm theo lóc mỏng da lên đỉnh đầu nên động mạch là nhánh tận rất nhỏ, nối ghép sẽ gặp khó khăn. Bác sĩ đã thực hiện nối 1 động mạch và 2 tĩnh mạch dưới kính vi phẫu nối, sử dụng chỉ vi phẫu nhỏ nhất của bệnh viện kích cỡ 11/0.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt và Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết hiện chưa có phương pháp tạo hình nào phục hồi hoàn toàn cấu trúc giải phẫu, chức năng cũng như tính thẩm mỹ của da đầu.

Cách duy nhất là nối lại ngay mảng da đầu bị đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu. Nếu không được phẫu thuật vi phẫu bệnh nhân sẽ bị lộ toàn bộ xương sọ, có thể viêm xương nhiễm trùng xương, ảnh hưởng đến não. Cho đến thời điểm này,theo y văn tại Việt Nam, bệnh viện Việt Đức đã nối ghép thành công trên 30 ca đứt rời da đầu, một trong những số lượng lớn nhất trên thế giới.

Hiện nay sau 1 tuần phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bé Đ ổn định, phần da đầu được nối của em đã bắt đầu mọc tóc.

Các lưu ý về bảo quản phần da đầu trước khi đến viện cấp cứu:

  • Cho phần da đứt rời vào túi nilon sạch, buộc kín lại, nếu có thể thì bọc trong miếng gạc. Sau đó lại đặt vào một túi nilon khác đựng nước, buộc kín bỏ vào thùng đá, giữ ở nhiệt độ 4-10 độ C.
  • Tránh để các phần này tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh gây bỏng lạnh, dễ làm mạch máu và dây thần kinh bị hỏng.
  • Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại phần da thì không nên cắt rời ra, kể cả trường hợp gần như đứt rời hoàn toàn.
  • Thay vào đó dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt độ tương đối lạnh, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?

Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1115 lượt xem

Bé 13 tháng tuổi đi phân màu trắng có phải bị viêm gan và tắc túi mật không?

Bé nhà em đã được 13 tháng tuổi. Buổi sáng hôm trước bé có tiêm vacxin chích ngừa viêm não nhật bản tại trạm y tế mũi đầu tiên. Đến buổi chiều về nhà bé đi ị ra phân màu xanh và có một cục nhỏ phân màu trắng như sữa. Em tìm kiếm trên mạng thì nói phân màu trắng có thể bé bị tắc túi mật và viêm gan, có phải không ạ? Em có cần cho bé đi khám không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  539 lượt xem

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  713 lượt xem

Cho trẻ sinh non 11 tháng tuổi uống xen kẽ sữa công thức vào sữa mẹ vào ban ngày được không?

Bé nhà em sinh non, lúc em được 32 tuần. Bé sinh ra đã được 11 tháng, tuy nhiên nếu hiệu chỉnh thì chỉ được 9 tháng. Hiện tại bé nặng 9,3kg. Đã 2 tháng nay bé không lên cân nào. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây, trước khi ngủ, em có cho bé ăn thêm sữa ngũ cốc Fruto. Hôm bé ăn được 1 chén nhỏ, hôm lại được nửa chén, có hôm không ăn. Hàng ngày bé cũng có ăn bánh ăn dặm, sữa chua và trái cây. Dạo này bé cũng biếng bú hơn, cả ngày chỉ được 700ml sữa mẹ và thêm 200ml sữa ngũ cốc. Em muốn cho bé uống xen kẽ sữa công thức với sữa mẹ vào ban ngày cho bé có được không ạ? Bé nhà em khi đi khám bác sĩ bệnh viện sản nhi còn chẩn đoán bé bị thiếu máu sinh lý nhẹ nên trông bé lúc nào cũng có vẻ xanh xao. Em có cho bé uống bổ sung Polyvisol ạ. Còn một vấn đề nữa là bé nhà em đi ị nhiều lần, khoảng 3 đến 4 lần một ngày. Phân bé sệt đặc màu vàng nhạt và đi nhiều nhưng mỗi lần đi ít, lắm khi chỉ són ra chút ít, như thế có bình thường không ạ? V

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1371 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 2 năm trước
 789 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 768 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 612 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 691 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12127 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cho bé bú sữa công thức và bệnh cúm
Cho bé bú sữa công thức và bệnh cúm

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cùng Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây