1

Vấn đề tâm lý của bệnh nhân ung thư - Cần lắm sự kết nối, cảm thông và thấu hiểu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Sự choáng ngợp

  • Lo lắng về sự sống/chết của bản thân;
  • Công việc bị gián đoạn bởi các lần khám và điều trị của bác sĩ;
  • Nhân viên y tế sử dụng các thuật ngữ y học mà họ không hiểu;
  • Cảm thấy không thể làm những điều minh thích;
  • Cảm thấy bất lực và cô đơn.

Sự cự tuyệt

  • Rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư, họ gặp khó khăn trong việc chấp nhận thực tế.
  • Điều này gọi là phản ứng cự tuyệt. Đôi khi phản ứng cự tuyệt là một vấn đề nghiêm trọng.
  • Có những bệnh nhân quá sợ hãi khi biết mình bị ung thư, họ sẽ tìm đến rất nhiều các cơ sở y tế khác nhau để khẳng định lại chẩn đoán.
  • Điều này khi kéo dài quá lâu sẽ khiến bệnh nhân không được điều trị kịp thời và bỏ lỡ cơ hội điều trị triệt căn.

Sự tức giận

  • Các bệnh nhân ung thư hay tự đặt câu hỏi: “Tại sao lại là tôi?” và tức giận với căn bệnh ung thư của mình.
  • Họ thậm chí cảm thấy tức giận hoặc oán hận đối với các nhân viên y tế, những bạn bè đang khỏe mạnh và cả những người thân yêu của mình. 
  • Tức giận thường xuất phát từ những cảm xúc khó biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ như: Sợ hãi, hoảng loạn, thất vọng, lo lắng, bất lực.
  • Nếu bệnh nhân của bạn cảm thấy hay tức giận, hãy tư vấn rằng họ không nên giả vờ rằng mọi thứ đều ổn, và không tốt chút nào khi họ cứ giữ mọi thứ ở bên trong. 

Sự sợ hãi và lo lắng

  • Bệnh nhân ung thư có thể sợ hãi hoặc lo lắng về nhiều vấn đề như:
  • Bị đau do ung thư hoặc do điều trị;
  • Cảm giác không còn sức lực, ngoại hình thay đổi;
  • Việc chăm sóc gia đình bị bỏ dở;
  • Viện phí quá cao;
  • Không thể duy trì công việc hiện tại;

Cái chết

  • Một số người sợ hãi bệnh ung thư dựa trên những câu chuyện, tin đồn, hoặc thông tin sai lệch.
  • Để đương đầu với nỗi sợ hãi và lo lắng, việc nắm được thông tin đúng đắn sẽ giúp ích cho bệnh nhân.
  • Hầu hết họ sẽ cảm thấy tốt hơn khi tìm hiểu sự thật, đỡ lo lắng và biết những gì mình mong đợi.
  • Hãy khuyến khích bệnh nhân tìm hiểu về căn bệnh ung thư đang mắc và những điều có thể làm để chăm sóc sức khỏe của chính mình.
  • Một số nghiên cứu thậm chí còn gợi ý rằng, những người nắm được thông tin đầy đủ về bệnh tật và công tác điều trị có nhiều khả năng tuân thủ phác đồ và phục hồi nhanh hơn so với những bệnh nhân không hiểu biết đầy đủ thông tin.

Sự hy vọng

  • Lên kế hoạch hàng ngày như cách họ vẫn làm;
  • Không giới hạn những điều họ muốn làm chỉ vì họ bị ung thư;
  • Tìm kiếm lý do để có hy vọng;
  • Dành thời gian với thiên nhiên;
  • Suy ngẫm về niềm tin tôn giáo hoặc tâm linh;
  • Lắng nghe câu chuyện về những người bị ung thư đang có cuộc sống năng động.

Sự căng thẳng và cực kỳ lo lắng

  • Tim đập nhanh hơn;
  • Đau đầu hoặc đau cơ;
  • Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn;
  • Cảm thấy khó chịu ở bụng hoặc bị tiêu chảy;
  • Cảm thấy run rẩy, yếu hoặc chóng mặt;
  • Cảm giác thắt nghẹn ở cổ họng và ngực;
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít;

Khó tập trung

  • Căng thẳng có thể làm cản trở quá trình hồi phục của bệnh nhân.
  • Nếu quá lo lắng và căng thẳng, hãy khuyên họ gặp chuyên gia tư vấn tâm lý, hỗ trợ họ tìm cách kiểm soát và không để căng thẳng điều khiển bản thân.

Sự buồn bã và trầm cảm

  • Nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy buồn bã, chán nản, mất đi sức khỏe cũng như cuộc sống trước khi bị bệnh.
  • Ngay cả khi đã kết thúc việc điều trị, họ vẫn có thể cảm thấy điều đó.
  • Đây là một phản ứng bình thường đối với bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào.
  • Bệnh nhân cần thời gian để vượt qua và chấp nhận tất cả các thay đổi đang diễn ra.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  542 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây