1

U nguyên bào tủy: Căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em

U nguyên bào tủy là một khối u nguyên phát ở hệ thống thần kinh trung ương. Khối u phát triển từ não hoặc tủy sống; phân loại độ IV, là khối u ác tính, phát triển và tái phát nhanh.

U nguyên bào tủy có thể gặp ở người lớn và trẻ em, nhưng hay gặp ở trẻ em nhiều hơn. Ở người lớn, u nguyên bào tủy thường gặp ở độ tuổi 20-40. Hay gặp ở nam nhiều hơn nữ.

PGS.TS Đồng Văn Hệ – Giám đốc TT PT Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết:

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn chưa được biết rõ. Có một tỉ lệ nhỏ mắc bệnh ở trẻ em có liên quan đến đột biến gen, phát triển từ thời kì phôi thai.

U nguyên bào tủy phần lớn là ở tiểu não (phần thấp phía sau của não), tiến triển rất nhanh. Tế bào thường lan tràn theo dịch não tủy – chất lỏng bao quanh não và tủy sống. Khối u này hiếm khi di căn đến các cơ quan khác của cơ thể ngoài hệ thống thần kinh trung ương.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Do khối u thường phát triển từ tiểu não nên người bệnh thường có các triệu chứng: Đi lại khó, mất thăng bằng, mất điều hòa các động tác của chi.
  • Nếu khối u lớn sẽ gây chèn ép và gây tắc lưu thông của dịch não tủy, đau đầu; nôn, buồn nôn; nhìn mờ, nhìn đôi; rối loạn nhận thức; hôn mê, thậm chí tử vong.
  • Nếu khối u đã lan tràn đến tủy sống, có thể gây các triệu chứng do tổn thương tủy như: Đau lưng, yếu liệt tay/chân, rối loạn đại tiểu tiện.

Chẩn đoán:

Để chấn đoán U nguyên bào tủy, phương pháp chụp Cộng hưởng từ (MRI) là quan trọng nhất.

Cộng hưởng từ giúp đánh giá chính xác hình ảnh, vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u. Chụp cộng hưởng từ cả não và toàn bộ tủy sống là cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán xác định mô bệnh học của U (là tế bào u gì): dựa vào kết quả đọc giải phẫu bệnh sau khi lấy bệnh phẩm u để xác định bản chất u và phân loại u, giúp tiên lượng và hướng điều trị

Chọc dịch não tủy: xét nghiệm dịch não tủy lấy từ tủy sống: kiểm tra sự lan tràn của tế bào u xuống tủy sống, thường thực hiện sau phẫu thuật.

Điều trị:

Dựa vào kích thước, vị trí, độ tuổi của người bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ có các lựa chọn điều trị cho phù hợp, nhưng phần lớn các trường hợp là lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Mục đích của phẫu thuật:

Loại bỏ tối đa khối u, giảm chèn ép não, có bệnh phầm để xác định bản chất u dựa trên giải phẫu bệnh. Trong các trường hợp khi khối u lớn, chèn ép, gây giãn não thất (ứ nước não tủy trong não), người bệnh có biểu hiện cấp cứu, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật dẫn lưu nước não tủy trước để làm giảm chèn ép hoặc phẫu thuật đồng thời với phẫu thuật cắt u.

Các điều trị bổ trợ sau phẫu thuật:

  • Xạ trị bằng các chùm tia năng lượng cao như tia X hoặc proton
  • Xạ trị ổ mổ phần u còn lại sau phẫu thuật
  • Xạ trị toàn não và tủy khi có khối u có xuất hiện tại các vị trí khác của não và tủy sống
  • Hóa trị: dựa vào phân loại mô bệnh học (phân loại dưới nhóm) của tế bào u để lựa chọn điều trị.

Các thử nghiệm lâm sàng: Nếu người bệnh đủ điều kiện tham gia các thử nghiệm lâm sàng sau phẫu thuật, điều trị xạ trị, hóa trị, sẽ giúp tìm ra các phương pháp điều trị mới khác nhau.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé hơn 6 tháng thường thở ra và thở dài khi ngủ có nguy hiểm không?

Em sinh bé đến nay đã được hơn 6 tháng. Nhưng từ lúc sinh ra đến giờ em thấy bé ngủ thường thở hơi ra và rất hay thở dài. Bé như vậy là bị làm sao và có nguy hiểm gì không, thưa bác sĩ?  

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  466 lượt xem

Bé 3,5 tháng có u hạch ở vai trái có nguy hiểm không?

Bé nhà em sinh ở bệnh viện Từ Dũ. Nay bé đã được 3,5 tháng rồi ạ. Hôm trước tự nhiên em thấy phần lõm ở khớp vai trái bé có nốt mẩn đỏ.. Khi em sờ vào thì thấy chìm trong đó có 1 khối u, to bằng đầu ngón tay, giống như hạch ấy ạ. Khi ấn vào thì bé không phản ứng gì. Mọi vận động ở tay trái và bên trái vẫn bình thường. Chỉ có bú thì bé không chịu bú bên trái, còn lại ngủ hay lật thì bé vẫn lật sang 2 bên. Em có nên cho bé đi khám không và u hạch như vậy có nguy hiểm không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  523 lượt xem

Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?

Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2586 lượt xem

Trẻ 29 ngày tuổi bị nhiễm siêu vi có nguy hiểm không?

Bé nhà em mới được 29 ngày tuổi nhưng bé đã bị sốt rất cao, 39 độ ạ. Em có cho bé đi khám và xét nghiệm thì bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm siêu vi. Cháu còn bé thế mà bị như vậy thì có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  385 lượt xem

Trẻ 2,5 tháng sau khi ngắt sốt thì tiểu ít có nguy hiểm gì không?

Hiện bé nhà em đang được 2, 5 tháng tuổi. Em cho bé đi tiêm chích ngừa 6in1 về thì bé bị sốt 38,5. Sau đó em cho bé uống hạ sốt Hapacol 80. Tuy nhiên, khi uống xong bé có hạ sốt nhưng đến chiều lại sốt tầm 37,8 độ. Thế là từ 2 giờ chiều hôm đó đến 6h tối hôm sau, bé cứ sốt liên tục nên em cho uống tổng cộng 5 gói hạ sốt. Uống như thế có bị quá liều không ạ? Hiện giờ bé đã hết sốt nhưng bú ít, đi tiểu ít, có đêm không đi tiểu lần nào. Hàng ngày bé bú sữa mẹ và có bổ sung 1 cữ sữa công thức 60ml ạ. Bé tiểu ít như thế có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  794 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 839 Lượt xem
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà 00:56
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà
Bé gái 8 tuổi bị răng sữa rơi vào phổi, chiếc răng cắm sâu vào thành phế quản khi tự nhổ răng tại nhà!!Video cảnh giác này, TS BS Trịnh Hồng...
 2 năm trước
 540 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 621 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 637 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 640 Lượt xem
Tin liên quan
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây