1

Trẻ em nên dùng nước rửa tay hay xà phòng?

Tất cả chúng ta đều biết rửa tay là quan trọng, đó là cách tốt nhất để tránh bị bệnh, và đặc biệt là giữ tay ở trẻ em sạch sẽ giúp ngăn ngừa lây lan bệnh tật, nhưng liệu nước rửa tay hay xà phòng có nên dùng cho trẻ em không? Ngoài ra, khi muốn khử trùng tay nhanh, bạn có thể lấy một chai nước rửa tay, nhưng hiệu quả của nước rửa tay so với rửa tay bằng xà phòng và nước như thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hơn hữu ích về nước rửa tay và xà phòng khi sử dụng cho trẻ.

1. Vệ sinh tay cho trẻ

 

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Nhi khoa cho thấy rằng những trẻ nhỏ được rửa tay bằng những loại nước rửa tay có chứa cồn ít mắc bệnh hơn những trẻ sử dụng xà phòng và nước rửa tay thông thường. Nghiên cứu đã theo dõi hơn 900 trẻ em dưới 3 tuổi đã đi nhà trẻ ở Almeria, Tây Ban Nha. Họ chia trẻ thành 3 nhóm: Một nhóm rửa tay bằng xà phòng và nước, một nhóm khác rửa tay bằng nước rửa tay và một nhóm đối chứng tiếp tục được thực hành rửa tay thông thường mà nhà trẻ cung cấp.

Trong 8 tháng, trẻ em, phụ huynh của trẻ và các nhân viên của nhà trẻ trong nhóm xà phòng, nước và chất khử trùng tay phải tuân theo các thói quen vệ sinh tay nghiêm ngặt. Điều này bao gồm rửa tay sau khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi chơi bên ngoài, trở về nhà, sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi và rửa tay sau khi thay quần áo hoặc thay tã cho trẻ.

Khi nghiên cứu sắp kết thúc, các nhà nghiên cứu thống kê lại và thấy rằng những đứa trẻ trong nhóm dùng xà phòng và nước nghỉ học nhiều hơn một chút so với nhóm những đứa trẻ dùng nước rửa tay. Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, đau họng hoặc ho cũng cao hơn 21% và nhóm trẻ này cũng có tỷ lệ được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị cao hơn. Trẻ em thuộc nhóm đối chứng cũng không có kết quả tốt hơn so với nhóm sử dụng nước rửa tay.

2. Trẻ em nên dùng nước rửa tay hay xà phòng?

Tuy nhiên trước khi các bậc cha mẹ suy nghĩ đến việc bỏ xà phòng và nước để thay thế bằng nước rửa tay, họ cần ghi nhớ một số điểm sau:

  • Các phát hiện chỉ dựa trên một nghiên cứu. Những nghiên cứu khác hoặc đối tượng là những đứa trẻ thực hiện theo một quy trình rửa tay khác rất có thể sẽ đạt được những kết quả thực sự khác biệt.
  • Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vẫn khuyến nghị rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hoặc virus vào trong cơ thể trẻ. Các chuyên gia cũng cho biết xà phòng loại bỏ một số vi trùng tốt hơn so với nước rửa tay.
  • Theo CDC, nước rửa tay không hoạt động hiệu quả với những bàn tay quá bẩn hoặc dính dầu mỡ. Vì vậy, nếu trẻ vừa chơi trong vườn hoặc nhúng tay vào bột bánh quy, xà phòng có lẽ sẽ là lựa chọn tốt nhất đối với các bậc cha mẹ để vệ sinh tay cho bé.
Trẻ em nên dùng nước rửa tay hay xà phòng?
Nước rửa tay không hoạt động hiệu quả trong một số trường hợp

Trong trường hợp các bậc cha mẹ vẫn quyết định sử dụng nước rửa tay để vệ sinh tay cho trẻ, họ cần lưu ý những điểm sau:

  • Sử dụng chất khử trùng có ít nhất 60% cồn. Các chuyên gia cho rằng, lượng cồn đó là cần thiết để có thể tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả nhất. Thông thường các loại nước rửa tay được cung cấp trên thị trường có khoảng 70% hàm lượng cồn.
  • Giám sát trẻ trong lúc rửa tay. Một số loại nước rửa tay có mùi thơm và màu sắc tương đối bắt mắt, do đó dễ khiến trẻ nhầm tưởng có thể uống được. Và đó là nguyên nhân dẫn đến một số ca ngộ độc nước rửa tay ở trẻ em. Sau khi bé rửa tay xong, hay bảo quản nước rửa tay ở ngoài tầm với của chúng. Ngoài ra, dù lựa chọn bất kỳ phương pháp nào, các bậc cha mẹ cũng cần tuân thủ và hình thành cho trẻ thói quen rửa tay theo từng bước đúng các bước rửa tay và mỗi lần rửa tay không dưới 20 giây.

 

Các chuyên gia cũng đưa ra lý giải cho việc tại sao rửa tay bằng xà phòng sẽ làm sạch tốt hơn so với rửa tay bằng nước thông thường hoặc nước rửa tay. Đó là bởi các chất hoạt động bề mặt trong xà phòng có khả năng đẩy đất và vi khuẩn ra khỏi da tốt hơn và mọi người thường có xu hướng chà tay kỹ hơn khi sử dụng xà phòng để rửa, điều này càng làm tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn khỏi da.

Chất hoạt động về mặt là một chất khi được thêm vào nước sẽ làm giảm sức căng bề mặt của nước. Sức căng bề mặt giảm sẽ làm tăng khả năng lan rộng và thấm ướt của nước. Bọt được tạo ra khi rửa tay bằng xà phòng cùng với sự ma sát gây ra bởi quá trình chà xát hay tay vào nhau sẽ giúp loại bỏ cả những chất bẩn có thể nhìn thấy và không thể nhìn thấy.

Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều đã được dạy cách rửa tay thế nào cho đúng từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, khi con người trưởng thành và bận rộn hơn, các kỹ thuật rửa tay đó dần bị lãng quên hoặc đơn giản, mỗi người trong chúng ta không thể dành thêm một chút thời gian cho việc rửa tay. Do đó, các chuyên gia muốn nhắc nhở mỗi người về kỹ thuật rửa tay bằng xà phòng như sau:

  • Làm ướt tay bằng nước sạch dưới vòi nước đang chảy. Tắt vòi và bắt đầu thoa xà phòng.
  • Tạo bọt xà phòng bằng cách xoa hai tay vào nhau. Lưu ý phải xóa cả mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay.
  • Chà tay tối thiểu trong 20 giây. Hầu hết mọi người đều vội vàng mà bỏ qua bước này, tuy nhiên các bằng chứng khoa học đã cho thấy 20 giây là khoảng thời gian rửa tay tối thiểu để có thể loại bỏ các loại vi khuẩn.
  • Rửa tay dưới vòi nước sạch. Ma sát do cọ rửa trong khi rửa tay cùng dòng nước chảy từ vòi sẽ loại bỏ đất, vi trùng và xà phòng khỏi tay của trẻ.
  • Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn giấy. Vi khuẩn sẽ khó di chuyển hơn khi tay khô.
Trẻ em nên dùng nước rửa tay hay xà phòng?
Trẻ cần được hướng dẫn rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch

 

Nước rửa tay vẫn có thể được sử dụng trong những trường hợp không có sẵn xà phòng và nước sạch như trong trường hợp địa phương vừa trải qua một cơn bão khiến hệ thống nước sạch ngưng trệ hoặc hoạt động ở những trung tâm bận rộn. Các chuyên gia thừa nhận tính hữu ích của nước rửa tay trong những trường hợp này nhưng cũng cảnh báo về những hạn chế của chúng. Nước rửa tay chứa cồn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi khuẩn trên tay nhưng chất khử trùng không loại bỏ được tất cả các loại vi khuẩn. Đặc biệt một số loại nước rửa tay không chứa cồn vừa không mang lại tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vừa khiến da tay bị kích ứng.

Xà phòng và nước sạch được cho là phương pháp rửa tay tốt nhất để ngăn ngừa sự xâm nhập cũng như lây lan của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên dù sử dụng xà phòng cùng nước hay sử dụng nước rửa tay điều quan trọng không nằm ở loại sản phẩm sử dụng mà ở cách mọi người làm sạch bàn tay của mình với chúng. Rửa tay bằng xà phòng với nước theo đúng quy trình trong tối thiểu 20 giây. Nếu sử dụng nước rửa tay, cần chọn những loại có nồng độ cồn tối thiểu 60%. Đó là những lưu ý để các bậc cha mẹ có thể vệ sinh tay cho bé một cách hiệu quả nhất.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Khi nào bắt đầu cho trẻ dùng thuốc dạng nhai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 1,5 tuổi. Bác sĩ cho hỏi, khi nào có thể bắt đầu cho bé dùng thuốc dạng nhai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  621 lượt xem

Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?

Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2175 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  888 lượt xem

Khi nào có thể cho trẻ dùng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin?

Khi nào tôi có thể cho bé dùng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin ạ? Thuốc này có những tác dụng phụ gì đáng sợ không ạ

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  722 lượt xem

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3138 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 666 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 781 Lượt xem
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! 00:53
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!!
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay...
 3 năm trước
 526 Lượt xem
Tin liên quan
Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?
Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?

Đến khám bác sĩ có thể khiến em bé sợ hãi, đặc biệt là khi phải tiêm. Hãy áp dụng những lời khuyên của các bậc cha mẹ dưới đây để dỗ dành bé!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây