1

Tìm hiểu về hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh và trẻ em là bệnh tổn thương não cấp tính, gan thoái hoá mỡ đa số sau nhiễm virus cấp tính. Mặc dù nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng, nhưng có một số dấu hiệu như: sốt, phát ban, tiêu chảy... giúp cho chẩn đoán. Điều trị bệnh sớm giúp trẻ cải thiện tình trạng sức khoẻ và phục hồi sớm.

1. Hội chứng Reye là gì?

Hội chứng Reye là một căn bệnh hiếm gặp và rất nghiêm trọng có thể gặp phải ở trẻ trong giai đoạn đang hồi phục sau khi bị nhiễm virus như cúm, cảm lạnh hoặc thủy đậu.

Hội chứng Reye có thể gây ra:

  • Phù não
  • Tích tụ một lượng lớn chất béo trong gan và các cơ quan khác
  • Suy gan, tổn thương não và thậm chí tử vong nếu không được điều trị

Hội chứng Reye thường ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 12. Tuy nhiên, nó cũng có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và người lớn. Mặc dù nó có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng tỷ lệ này cao nhất trong các tháng mùa cúm như tháng Giêng, tháng Hai và tháng Ba. Reye thường bị chẩn đoán nhầm. Ví dụ, nó có thể bị nhầm với viêm não, viêm màng não, dùng quá liều thuốc, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc ngộ độc.

Nếu bạn nghĩ rằng trẻ có thể mắc hội chứng Reye, hãy coi đó là một trường hợp cấp cứu y tế. Bạn cần phải gọi cho bác sĩ ngay lập tức, đưa trẻ đến phòng cấp cứu để được khám và điều trị. Việc chẩn đoán sớm hội chứng reye ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và người lớn có thể đưa ra được các phương án điều trị phù hợp cũng như những cải thiện đáng kể tăng cơ hội sống sót của người mắc bệnh.

2. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Reye ở trẻ

Nguyên nhân chính xác của hội chứng Reye vẫn chưa được biết, nhưng nó có vẻ như xảy ra sau khi nhiễm virus và có liên quan chặt chẽ đến aspirin và thuốc có chứa aspirin. Trên thực tế, 90 đến 95% bệnh nhân mắc hội chứng Reye ở Hoa Kỳ đã dùng aspirin trong một đợt bệnh do virus gần đây.

Để bảo vệ và tránh cho trẻ mắc hội chứng Reye, không bao giờ cho trẻ sơ và trẻ nhỏ dùng aspirin hoặc các sản phẩm có chứa aspirin vì bất kỳ lý do gì trừ khi bác sĩ đưa ra lời khuyên. Lưu ý rằng aspirin đôi khi còn có các tên khác như salicylate, acetylsalicylate, acetylsalicylic acid, salicylamide và phenyl salicylate. Hai sản phẩm phổ biến không kê đơn có chứa aspirin là Alka Seltzer và Pepto Bismol.

Một số trẻ em được kê đơn aspirin điều trị bệnh đặc biệt cần thiết, chẳng hạn như bệnh tim hoặc não. Trong trường hợp này, bác sĩ đã cân nhắc rằng lợi ích của liệu pháp aspirin đối với con của bạn có thể nhiều hơn nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Tìm hiểu về hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Trẻ mắc hội chứng Reye không được sử dụng aspirin

3. Mức độ phổ biến mắc Hội chứng Reye ở trẻ em

Hội chứng Reye cực kỳ hiếm. Số trường hợp mắc hội chứng Reye đạt đỉnh vào năm 1979 đến 1980, ở mức 555. Sau thời điểm đó khi chính phủ bắt đầu đưa ra cảnh báo về mối liên quan giữa Reye và aspirin số trường hợp mắc hội chứng Reye giảm dần. Kể từ năm 1994, hai trường hợp trở xuống đã được báo cáo hàng năm ở Hoa Kỳ.

4. Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Các triệu chứng của hội chứng Reye đến rất đột ngột. Thực tế các triệu chứng ban đầu thường bao gồm:

  • Sốt (đây thường là triệu chứng đầu tiên)
  • Tiêu chảy
  • Bơ phờ
  • Buồn ngủ
  • Phát ban

Ở trẻ sơ sinh, những dấu hiệu đầu tiên có thể bao gồm tiêu chảy và thở không đều. Các triệu chứng thường xuất hiện khi một đứa trẻ đang bắt đầu hồi phục sau một căn bệnh do virus gây ra, nhưng chúng có thể xuất hiện sớm nhất là ba ngày sau khi phát bệnh hoặc muộn nhất là ba tuần sau khi hết bệnh.

Khi bệnh tiến triển và ảnh hưởng đến não, trẻ có thể có những dấu hiệu sau:

  • Kích động
  • Hiếu động
  • Bối rối
  • Li bì
  • Có tư thế bất thường (tay và chân duỗi thẳng, ngón chân hướng xuống, đầu và cổ cong ra sau)
  • Bị co giật
  • Rơi vào trạng thái hôn mê

Nếu những trường hợp mắc hội chứng Reye có các biểu hiện trên mà không được điều trị, thì một đứa trẻ mắc hội chứng Reye có thể tử vong.

Tất nhiên, trẻ em mắc các bệnh khác, ít nghiêm trọng hơn cũng có thể có một số triệu chứng này. Nhưng vì việc điều trị sớm hội chứng Reye là rất quan trọng, cho nên cha mẹ của trẻ cần theo dõi thường xuyên và nên thận trọng với những dấu hiệu nghi ngờ của căn bệnh này.

5. Các chẩn đoán của Hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Để chẩn đoán hội chứng Reye, các bác sĩ hay nhân viên y tế có thể sẽ hỏi cha mẹ của trẻ về các triệu chứng của trẻ xuất hiện trong thời gian gần đây, cũng như các câu hỏi về tiền sử sức khỏe của trẻ, bất kỳ bệnh do virus nào gần đây và nếu trẻ đã dùng aspirin hoặc các loại thuốc có chứa aspirin thì cần thông báo để bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác nhằm giúp cho quá trình điều trị có hiệu quả và cải thiện được tình trạng sức khỏe của trẻ.

Với những trường hợp trẻ nghi ngờ mắc Hội chứng Reye bác sĩ hay nhân viên y tế có thể yêu cầu thực hiện các các xét nghiệm nhằm mục đích có kết quả chính xác giúp cho quá trình chẩn đoán mang lại hiệu quả cao. Các xét nghiệm đó, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu và phân
  • Sinh thiết gan (nơi lấy một mẫu gan nhỏ của con bạn để xét nghiệm)
  • Điện não đồ (EEG) (để kiểm tra hoạt động của não)
  • Dịch não tủy (Xét nghiệm này liên quan đến việc lấy mẫu dịch não tủy từ cột sống thắt lưng của con bạn để nó có thể xét nghiệm xem có nhiễm trùng não, màng não không)
  • Theo dõi áp lực nội sọ (ICP) (để đo áp lực bên trong hộp sọ của con bạn trong trường hợp phù não)
  • MRI (đầu)
Tìm hiểu về hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng Reye

6. Điều trị hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ em mắc hội chứng Reye cần được điều trị trong bệnh viện. Chẩn đoán nhanh chóng và điều trị sớm là chìa khóa mang lại hiệu quả cao đối với căn bệnh này. Không có điều trị đặc hiệu hội chứng Reye, nhưng trẻ có thể hồi phục nếu được điều trị hỗ trợ sớm. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào thời gian rối loạn chức năng não, mức độ tăng áp lực nội sọ, mức độ nghiêm trọng và tiến triển của các triệu chứng não.

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ điều trị hổ trợ bao gồm:

  • Đảm bảo trẻ vẫn đủ nước
  • Theo dõi huyết áp và áp lực nội sọ.
  • Thở máy đối với trẻ suy hô hấp.
  • Cho một số thuốc tùy thuộc vào các triệu chứng: ví dụ như thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật cho cơn động kinh và corticosteroid để giảm phù não...

7. Cách bảo vệ trẻ tránh khỏi hội chứng Reye

Không cho trẻ uống aspirin trừ trường hợp được bác sĩ kê đơn là cách bảo vệ tốt nhất đối với trẻ.

Hội chứng Reye không lây, vì vậy bạn không cần phải lo lắng về việc con mình có dễ mắc phải hội chứng này hay không nếu trẻ đang khỏe mạnh và không tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ.

Để bảo vệ sức khỏe của bé, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Đừng cho trẻ uống aspirin. Không bao giờ cho bất kỳ ai từ 19 tuổi trở xuống uống aspirin. Nếu trẻ bị nhiễm virus (hoặc thậm chí có các triệu chứng giống như virus), bạn hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể cho trẻ dùng loại thuốc giảm đau an toàn nào nếu cần thiết. Cũng lưu ý rằng cái gọi là "baby aspirin" không dành cho trẻ sơ sinh, vì vậy không được dùng cho trẻ nhỏ. Đó là một loại aspirin liều thấp đôi khi được người lớn tuổi dùng để giúp ngăn ngừa đau tim và đột quỵ.
  • Không dùng aspirin nếu bạn đang cho con bú. Điều đó bao gồm các sản phẩm có chứa aspirin. Thuốc sẽ truyền được qua sữa mẹ.
  • Đọc kỹ nhãn mác để tránh vô tình cho trẻ uống aspirin. Nhiều loại thuốc không kê đơn có chứa aspirin, bao gồm một số thuốc kháng acid, chống buồn nôn, cảm lạnh và thuốc xoang. Hãy để ý các thuật ngữ như salicylate, acetylsalicylate, acetylsalicylic acid, salicylamide và phenyl salicylate, có thể được sử dụng thay cho từ aspirin. Nhiều loại thuốc không kê đơn không an toàn cho trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra các giới hạn về độ tuổi và hỏi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về sự phù hợp của thuốc đối với trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ uống chung men vi sinh với vitamin D thì có làm mất tác dụng của thuốc không?

Bé nhà em hiện giờ đang được 3 tháng tuổi. Hôm rồi em có cho bé đi khám và tiêm vắc xin mũi 6in1 thứ 2. Sau khi tiêm xong bác sĩ có khám và kê cho bé men vi sinh BioGaia. Hiện em đang bổ sung cả vitamin D cho bé nữa thì em cho bé uống chung cả 2 loại thuốc này có làm mất tác dụng của thuốc không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4881 lượt xem

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  937 lượt xem

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5554 lượt xem

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  790 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  814 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 595 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 641 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 774 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 912 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 892 Lượt xem
Tin liên quan
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Hội chứng Reye
Hội chứng Reye

Hội chứng Reye là gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây