Thuốc Banophen: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
1. Thuốc Banophen
Thuốc Banophen có thành phần chính là Diphenhydramine là thuốc kháng histamin được dùng để làm dịu đi những triệu chứng của dị ứng, bệnh sốt cỏ khô và những trường hợp cảm lạnh thông thường. Thuốc Banophen có thể làm thuyên giảm các triệu chứng như phát ban, ngứa, chảy nước mắt, ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa họng, ho, chảy mũi nước cũng như hắt hơi. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị những triệu chứng như buồn nôn, nôn, chóng mặt khi bệnh nhân bị chứng say tàu xe. Chất Diphenhydramine cũng được dùng để giúp cho đầu óc thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thuốc Banophen hoạt động bằng cách ngăn chặn Histamine xuất hiện khi cơ thể có những phản ứng dị ứng. Thuốc giúp làm khô khi bệnh nhân bị chảy nước mắt, chảy nước mũi nhờ khả năng ngăn chặn một chất tự nhiên trong cơ thể là Acetylcholine. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc Banophen để điều trị cảm lạnh ở trẻ em dưới 6 tuổi nếu không có chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị. Theo nhiều nghiên cứu, những sản phẩm thuốc Banophen dưới dạng viên nang hay viên nén có tác dụng kéo dài không nên chỉ định với những bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi. Do vậy, để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ về việc sử dụng thuốc an toàn.
Một đặc điểm quan trọng của thuốc Banophen đó là thuốc không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn hay rút ngắn thời gian cảm lạnh thông thường trên bệnh nhân, và thuốc vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ thì người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn sử dụng về liều lượng mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Banophen với mục đích làm cho trẻ buồn ngủ. Bác sĩ điều trị cũng không được kê đơn thêm những loại thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh khác có chứa thành phần tương tự vì có thể gây ra sự tương tác thuốc trong thời gian sử dụng thuốc Banophen.
2. Chỉ định thuốc Banophen
Chỉ định thuốc Banophen rất đa dạng, dùng trong điều trị những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, dị ứng nổi ban đỏ, mề đay, ngứa.. trong những bệnh lý như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, dị ứng, phản vệ, triệu chứng ngoại tháp do dùng thuốc và những triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định đối với những bệnh nhân say tàu xe và bệnh nhân mắc phải bệnh lý Parkinson cũng như rất nhiều những bệnh lý khác với công dụng như một loại thuốc điều trị triệu chứng.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Banophen
Khi dùng thuốc Banophen cần lưu ý có thể dùng thuốc bằng đường uống cùng với thức ăn hay không cùng với thức ăn tùy vào chỉ định của bác sĩ điều trị. Cần đo lượng thuốc Banophen dạng lỏng bằng thìa đo thuốc chuyên dụng thay vì thìa gia dụng hằng ngày vì sẽ không lấy được lượng thuốc chính xác theo liều lượng mà bác sĩ đưa ra.
Những trường hợp thuốc chỉ có dạng 1 liều duy nhất thì không cần phải đo lượng thuốc khi sử dụng. Thuốc dưới dạng hòa tan nhay phải được ngậm tan trên lưỡi, sau đó nuốt có thể kèm nước uống hoặc không. Những viên thuốc dạng nhai thì bệnh nhân cần nhai thật kỹ trước khi nuốt.
Liều thuốc dựa vào độ tuổi, sức khỏe và những đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân nhất định. Hàm lượng Diphenhydramine thường khác nhau đối với từng sản phẩm thuốc khác nhau nên bệnh nhân cần thận trọng khi mua và dùng thuốc, không tự ý tăng liều hay dùng thuốc nhiều hơn thời gian mà bác sĩ đưa ra.
Để ngăn chặn tình trạng say tàu xe thì bệnh nhân nên dùng thuốc khoảng 30 phút trước khi sử dụng các phương tiện giao thông như tàu, xe... Nếu muốn dùng thuốc để dễ ngủ hơn thì bệnh nhân cũng nên uống thuốc khoảng 30 phút trước khi ngủ, trong trường hợp không cải thiện chất lượng giấc ngủ thì cần đến bệnh viện để được thăm khám.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong thời gian dùng thuốc đó là chóng mặt, buồn ngủ, táo bón, đau dạ dày, giảm thị lực, khô miệng, khô họng, khô mũi... Bệnh nhân có thể ngậm kẹo không đường, nhai kẹo cao su không đường, uống nhiều nước và dùng những chất thay thế nước bọt để giảm triệu chứng khô miệng. Những tác dụng phụ khác nghiêm trọng hơn mà bệnh nhân cần lưu ý đó là thay đổi tâm trạng, trở lên lo lắng, bồn chồn hơn, tiểu khó, nhịp tim đập nhanh, loạn nhịp, co giật..., lúc này cần gọi trợ giúp để được hỗ trợ y tế trong thời gian sớm nhất.
4. Kết luận
Thuốc Banophen điều trị dị ứng, cảm lạnh cũng như say tàu xe là loại thuốc kháng Histamin phổ biến trên lâm sàng hiện nay với công dụng điều trị trong nhiều bệnh lý khác nhau. Thuốc cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng cũng như có những lưu ý cần thiết mà người bệnh cần nắm rõ để giảm thiểu những tác dụng không mong muốn.
Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?
Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.
Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?
Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.