1

Sốt ở trẻ em và những điều cần biết - Bệnh viện 108

Tổng quan về sốt

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Triệu chứng:

  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Trông nhợt nhạt
  • Bé trở nên biếng ăn
  • Cáu kỉnh
  • Bị nhức đầu hoặc nhức toàn thân
  • Cảm thấy không khỏe

Dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng:

  • Bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt
  • Buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy
  • Da bé hơi xanh tái
  • Bàn tay và bàn chân lạnh
  • Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục
  • Khó thở hoặc thở dồn dập
  • Xuất hiện buồn nôn, ói mửa
  • Có thế xuất hiện phát ban

Nguyên nhân:

  • Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Sốt là một phần của các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,..
  • Đôi khi sốt được gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: nhiễm trùng tai, bàng quang hoặc thận.
  • Đôi khi nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não có thể gây ra sốt cho bé.
  • Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.

Chẩn đoán:

  • Chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể.
  • Đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế.
  • Không nên dùng nhiệt kế thủy ngân vì chúng dễ vỡ và có thể gây độc hại cho cơ thể bé.
  • Phụ huynh có thể đặt nhiệt kế dưới lưỡi bé từ 2 đến 3 phút hoặc kẹp nhiệt kế vào nách để xác định nhiệt độ.

Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà:

Kiểm soát nhiệt độ:

  • Mục tiêu đầu tiên là kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé
  • Hãy làm cho bé cảm thấy thoải mái bằng cách tắm nước ấm hoặc mặc quần áo thích hợp cho bé
  • Nhiệt độ có thể giảm dưới 38.9 độ C
  • Bố mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế.

Sử dụng một số loại thuốc hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như:

  • Acetaminophen (Tylenol và Tempra cho trẻ em) và ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin trẻ em) được sử dụng để giảm sốt. Nên sử dụng thuốc ít nhất 24h để các cơn sốt không quay trở lại.
  • Không sử dụng thuốc aspirin để điều trị sốt ở trẻ em, đặc biệt là cho một cơn sốt có liên quan đến bệnh thủy đậu hoặc nhiễm trùng do virus khác. Aspirin có thể gây suy gan ở một số trẻ.

Ngăn ngừa mất nước:

  • Khi bị sốt, cơ thể bé dễ mất nước ở da và phổi
  • Khuyến khích trẻ uống nước lọc (nói không với caffein).
  • Có thể chế biến món súp gà để giữ nước cho bé.

Giám sát các dấu hiệu của trẻ:

  • Cho bé uống đủ nước và giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới 39 độ C.
  • Nếu cả 2 biện pháp này được áp dụng mà bé vẫn còn bệnh thì một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể đang tồn tại.

Chế độ ăn

  • Bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.

  • Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.

  • Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,…
  • Lượng protein trong chế độ ăn uống nên được tăng cường, bổ sung những loại thực phẩm có giá trị protein cao như trứng, sữa,…
  • Các loại thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay và chất xơ cần phải tránh.
  • Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đầy lùi cơn sốt: Vitamin A, B, C, Canix, Sắt và Natri

Quần áo

  • Mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá ấm có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh, quần áo mỏng lại có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.
  • Lựa chọn quần áo tùy theo nhiệt độ xung quanh, và chúng cần phải thông thoáng, thoải mái giúp khí huyết dễ lưu thông.
  • Cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
  • Thay vì chườm mát với nước ấm, có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
  • Chườm ấm hoặc tắm nước ấm
  • Chườm lạnh có thể gây “bỏng lạnh” cho người bệnh, rất nguy hiểm nếu là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Vì vậy, nên chườm ấm tại nách, trán, cổ hoặc lấy một chiếc khăn ấm lau qua người cho bệnh nhân.
  • Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp thư giãn và hạ sốt rất hiệu quả. Tuy nhiên, không nên áp dụng cách này cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh

Một số lưu ý:

  • Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không thích
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều
  • Cho con tắm bọt biển với nhiệt độ phòng
  • Mặc quần áo có trọng lượng nhẹ
  • Giữ căn phòng của bé thoáng mát, thông gió tốt và không quá lạnh hoặc quá nóng.

Phòng ngừa:

  • Rửa sạch tay bằng nước với xà phòng

  • Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho

  • Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến

  • Tiêm phòng đúng lịch

  • Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả

  • Ngủ đủ giấc

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  799 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1114 lượt xem

Bé gái bị sưng môi âm hộ, điều gì đang xảy ra?

- Thưa bác sĩ, bộ phận sinh dục của con gái mới sinh của tôi bị sưng lên và cháu có một khối u cứng trong bộ phận sinh dục. Chuyện gì đang xảy ra với con của tôi vậy, bác sĩ? Và khối u đó là gì thế ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1065 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  865 lượt xem

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?

Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 611 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 659 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12123 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 634 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây