1

RỘN RÀNG MÙA VẢI THỀU...NHƯNG HÃY CẢNH GIÁC QUẢ VẢI - MÓN ĂN NGON NGỌT MÙA HÈ..NHƯNG TIỀM ẨN NGUY CƠ NGỘ ĐỘC Ở TRẺ EM

Chúng tớ sẽ hướng dẫn các bạn ăn vải sao cho không bị "nóng", không bị ngộ độc. NHẤT LÀ TRẺ EM!

☯️ Riêng về món vải này, đông y đã ghi nhận và mô tả về đặc tính "nóng" và "có độc" của chúng. Quả vải (lệ chi) có tính ĐẠI NHIỆT (cực nóng) theo Đông y. Ngoài tác dụng tốt là ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, tiêu khát thì lệ chi còn có vài tác dụng xấu nếu dùng không chừng mực hoặc sai thời điểm.

☯️ Y văn cổ đã ghi nhận về hiện tượng "bốc hỏa" hay "chứng lệ chi" (nôm na là say vải): hồi hộp, chóng mặt, đau đầu, thậm chí là co giật. Xảy ra ở cả người khỏe mạnh, do ăn nhiều vải một lúc, chứ không cần là cơ địa nóng trong người...

MỘT QUẢ VẢI BẰNG BA BÓ ĐUỐC

Các cụ đã ví von như vậy.

? Đôi ngàn năm sau, nhân đợt bệnh tổn thương não cấp tính bùng phát đúng mùa vải ở Ấn Độ, cũng ở một miền trồng vải nổi tiếng: Muzaffarpur - Bắc Giang của xứ Ấn, đợt bệnh này có tỉ lệ trẻ tử vong rất cao, các nhà nghiên cứu đã điều tra và đăng kết quả trên tờ Lancet (2017), cho ta một kết quả - mà một lần nữa củng cố lại lí luận y học cổ truyền ngàn năm:

- Chỉ trong 3 tháng, 390 ca bệnh nhập viện, 122 trẻ tử vong (cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ chết).

- Trên quả vải và trong máu, dịch não tủy: ÂM TÍNH với các căn nguyên vi sinh vật.

- Đa số bệnh nhân có hạ đường huyết.

- Hypoglycine A, MCPG ghi nhận 66% mẫu nước tiểu trẻ bệnh.

- Rối loạn acylcarnitine máu, rối loạn chuyển hóa acid béo nặng: 90% bệnh nhân.

? KẾT LUẬN: Kết quả nghiên cứu gợi ý nguyên nhân đợt bệnh do ngộ độc hypoglycin A và/hoặc MCPG có trong quả vải ở Muzaffarpur.

? KHUYẾN CÁO: Không ăn quá nhiều vải, không ăn vải khi bụng đói hoặc nhịn ăn bữa trước và bữa sau đó, đặc biệt là bữa tối.

⚠️ Hiện tại, Chăm con chuẩn Mỹ chưa tìm thấy số liệu về hàm lượng hai chất này ở quả vải trồng tại Việt Nam.

Lưu ý là mỗi vùng thì cây cối cũng có những khác biệt riêng.

? Thống kê của Trung Quốc - hàng xóm của chúng ta, ghi nhận:

- Các ca bệnh đều có triệu chứng đầu tiên trong vòng 24h

- Chủ yếu là trẻ dưới 9 tuổi

- Lượng ăn vải: 300gr - 1kg trong 2-10 ngày liên tiếp

⚠️ Tại Bắc Giang - Việt Nam, hồi 2012, Juliette Paireau và các cộng sự Việt Nam cũng ghi nhận hội chứng não cấp tính không do JEV trong mùa vải, tuy nhiên chủ yếu định hướng vào căn nguyên vi sinh vật và trung gian lây bệnh.

? Trong bài, người ta gọi là Viêm não Ác mộng (Ac Mong Encephalitis), không biết có thật không? Vì bệnh thường khởi phát với đau đầu, buồn nôn, sau đó co giật (chủ yếu là giữa đêm) và hôn mê, tử vong.

? Không có đánh giá về hạ đường huyết ở nghiên cứu.

? Tóm lại:

- Vải đã được ghi nhận là "nóng" và "có độc" từ xa xưa.

- Y học hiện đại đã tìm ra chất "độc" đó tại quả vải Ấn Độ.

- Cơ chế là gây hạ đường máu dẫn đến tổn thương não.

- Có thể đây là nguyên nhân của các ca bệnh co giật, li bì, hôn mê không do JEV trong mùa vải.

⚠️ Nhắc lại rằng, chưa có đo lường nào về hàm lượng các chất này ở quả vải Việt Nam, nhưng NGỘ ĐỘC THƯỜNG CÓ NGƯỠNG GÂY ĐỘC, vì thế....

? ĐỂ ĂN VẢI AN TOÀN, BÁC SĨ KHUYÊN RẰNG:

- Trẻ em không nên ăn nhiều vải, đặc biệt là vải hơi xanh.

- Nếu ăn, không được ăn lúc bụng đói.

- Chỉ ăn sau khi đã ăn no.

- Không bỏ bữa trước và sau khi ăn vải.

- Không được ăn quá nhiều trong nhiều ngày.

- Người lớn ít khi gặp bệnh này, tuy nhiên, cũng cần ăn chừng mực.

- Thấy triệu chứng đau đầu, buồn nôn, lơ mơ, ngủ gà, co giật sau khi ăn nhiều vải/ăn khi đói thì cần đến viện và báo với bác sĩ ngay.

? Quả vải ngon, ngọt, nhưng tiềm ẩn là nguy cơ ngộ độc. Trong khi chưa có khuyến cáo chính thức, bố mẹ cần nắm được thông tin cơ chế để gia đình ăn hợp lý.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Nồng độ sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ
Nồng độ sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ

Sắt là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể con người. Sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – các tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nồng độ sắt thấp hay thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ sắt quá cao?

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Xông Hơi Trị Cảm Cúm: Những Điều Cần Biết!
Xông Hơi Trị Cảm Cúm: Những Điều Cần Biết!

Đã từ lâu, xông hơi trị cảm được nhiều người, nhiều thế hệ sử dụng như một biện pháp giải cảm và phòng ngừa bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, không phải lúc nào biện pháp xông hơi trị cảm cũng nên được sử dụng.

Làm sao để đi vào giấc ngủ chỉ sau 10, 60 và 120 giây?
Làm sao để đi vào giấc ngủ chỉ sau 10, 60 và 120 giây?

Nếu bạn đang phải khổ sở vì những đêm trằn trọc mất ngủ thì việc ngủ được ngay chỉ sau vài phút nằm xuống giường quả là một niềm mơ ước. Tuy nhiên, thật sự có những cách giúp bạn có thể chìm vào giấc ngủ chỉ sau 120, 60 hoặc thậm chí là 10 giây.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây