1

Rạn da tuổi dậy thì: Khắc phục thế nào?

Hiểu một cách đơn giản, rạn da là một dạng sẹo, hình thành khi da căng hoặc co lại nhanh chóng. Thực chất, đây là sự thay đổi đột ngột khiến collagen và elastin hỗ trợ làn da bị vỡ. Khi da lành lại, vết rạn da sẽ xuất hiện. Tình trạng này không thể tự biến mất nhưng điều trị sẽ giúp làm mờ dấu hiệu này.

Đối với tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình có ít mỡ cũng sẽ hình thành vết rạn da đùi, rạn da mông hay rạn da bụng khi cơ bắp phát triển hoặc đột nhiên tăng cân và điều làm những đối tượng này lo lắng chính là “rạn da ở tuổi dậy thì có hết không?”

Trên thực tế, trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên phải đối mặt với nhiều cuộc đấu tranh trong quá trình lớn lên, với các vấn đề như: Sự thay đổi của cơ thể, trách nhiệm/ sự điều chỉnh với cuộc sống xã hội.... Trong đó thay đổi của cơ thể là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì và rạn da là hiện tượng rất phổ biến.

Nguyên nhân khiến trẻ trong độ tuổi dậy thì bị rạn da có thể là do da bị căng quá mức. Chúng có thể xuất hiện ở bụng, ngực, hông và đùi. Do các mô liên kết và collagen ở những vùng này bị kéo căng quá mức khiến vết sẹo đỏ / tím xuất hiện. Các yếu tố khác khiến thanh thiếu niên dễ bị rạn da bụng, rạn da mông hay rạn da đùi bao gồm nguy cơ di truyền hoặc tiền sử gia đình bị rạn da, mang thai, thừa cân hoặc béo phì hoặc dùng thuốc cortisol.

Nhiều bậc cha mẹ và thanh thiếu niên sử dụng Internet để tìm hiểu xem họ có thể làm gì với các vết rạn da ở tuổi dậy thì. Họ sẽ tìm thấy những lời khuyên như dùng thử bã cà phê, nước chanh, vitamin E cho đến một loạt các loại kem bôi chống rạn da. Tuy nhiên, đây chỉ là các biện pháp khắc phục tại nhà và cần cân nhắc khi sử dụng. Các biện pháp khắc phục như dùng bơ ca cao, dầu vitamin E và glycol có thể sẽ làm cho vết rạn da mờ dần hoặc biến mất. Quan trọng là chúng sẽ không gây hại nếu bạn thử chúng.

Về mặt y học, có một số cách để khắc phục rạn da cho trẻ ở tuổi dậy thì, bao gồm:

  • Kem retinoid giúp xây dựng lại collagen trong da, có thể giúp làm cho các mô sẹo hồi phục trông giống như da chưa bị tổn thương và cải thiện sự xuất hiện của các vết rạn da.
  • Liệu pháp ánh sáng và laser: Những liệu pháp này giúp kích thích sự tăng trưởng của collagen hoặc elastin trong da, giúp làm giảm tình trạng rạn da đùi, rạn da mông hay rạn da bụng.
  • Microdermabrasion: Đây là một thiết bị cầm tay thổi các tinh thể vào da, tinh chỉnh lớp da làm cho da trở lại bình thường.

Tóm lại, nếu con bạn xuất hiện các vết rạn da xuất hiện trên cơ thể, đừng vội vàng áp dụng các biện pháp khắc phục nào khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  715 lượt xem

Làm gì để khắc phục tình trạng bé 3 tháng tuổi bị lép đầu bên trái?

Con em đang được 3 tháng tuổi. Khi bé nằm em thường xuyên xoay đầu cho bé, nhưng chỉ được một lúc bé loại quay về bên trái, khiến bé bị lép đầu bên trái ạ! Em có thử kê chiếc khăn nhỏ về phía bị lép nhưng vẫn không cải thiện được tình tình. Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, bác sĩ? Bé nhà em vừa bú sữa mẹ, vừa bú sữa công thức. Sữa mẹ em hút ngày 5 lần rồi trữ vào tủ lạnh. Sữa mẹ cho vào tủ lạnh vẫn còn dinh dưỡng chứ ạ? Ngoài ra, sữa công thức bé thường bú không hết, em có thể cho vào tủ lạnh rồi khi nào bé uống thì pha cùng với sữa mới không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1150 lượt xem

Cách khắc phục tình trạng ọc sữa nhiều của bé 12 ngày tuổi?

Bé 12 ngày tuổi nhà em mỗi lần bú sữa đều bị ọc ra rất nhiều. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  582 lượt xem

Cần làm gì để khắc phục tình trạng hăm lan rộng ở cổ bé mới 23 ngày tuổi?

Bé trai nhà em mới được 23 ngày tuổi. Không hiểu sao mấy hôm nay bé bị hăm ở cổ và mông. Em có mua Bepanthen và bôi cho bé nhưng chỉ thấy ở phần mông có dấu hiệu đỡ đi nhiều. Còn phần cổ không những không đỡ mà còn thấy lan rộng ra nữa. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  510 lượt xem

Cách khắc phục tình trạng biếng bú của trẻ 6 tháng 12 ngày tuổi?

Con em đang được 6 tháng 12 ngày tuổi. Mấy tháng trước nết bú của bé rất tốt, cứ cách 3 tiếng lại bú được 120ml sữa. Nhưng không hiểu sao mấy tuần nay bé biếng bú hẳn. Đưa bình vào là mím môi lại, ép lắm thì mới được 100ml. Em phải làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  449 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 798 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 728 Lượt xem
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 3 năm trước
 816 Lượt xem
Tin liên quan
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể có làn da khô giống như người lớn. Trên thực tế, vì làn da trẻ nhạy cảm hơn, nên dễ bị khô.

Các khuyết tật tim bẩm sinh và cách khắc phục
Các khuyết tật tim bẩm sinh và cách khắc phục

Các khuyết tật tim bẩm sinh sẽ làm thay đổi dòng chảy thông thường của máu qua tim. Có nhiều dạng khuyết tật tim bẩm sinh, bao gồm từ các khiếm khuyết đơn giản không có triệu chứng đến các khiếm khuyết phức tạp với các triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.

Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.

Viêm xoang ở trẻ 3-4 tuổi
Viêm xoang ở trẻ 3-4 tuổi

Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây