1

Nội soi khớp cổ chân điều trị nang xương phình mạch thân xương sên

Nang xương phình mạch là u lành tính mà nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh chưa rõ. Tổn thương này chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 1%  tổng số u xương, thường xuất hiện ở phần hành xương, cột sống, xương ức.

Biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, hầu hết bệnh nhân đau cổ chân kéo dài khi đi lại. Khám thực thể không phát hiện bất thường của cổ chân, biên độ vận động khớp thụ động bình thường.

Phim chụp xquang khớp cổ chân thường quy chỉ thấy ổ khuyết xương nằm trong thân xương sên.

Triệu chứng lâm sàng và xquang như vậy thì có nhiều tổn thương cần phải chẩn đoán phân biệt: u tế bào khổng lồ, u nguyên bào sụn, u tương bào, nang xương đơn độc. Việc chỉ định thêm cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ cổ chân là cần thiết.

Điều trị chủ yếu bằng lấy u, ghép xương.

Lấy u, ghép xương tự thân điều trị nang xương phình mạch xương sên có nhiều ưu điểm, mang lại kết quả tốt, tuy nhiên, kỹ thuật phức tạp, cần phẫu thuật viên kinh nghiệm.

Ca bệnh nang xương phình mạch xương sên

Trường hợp bệnh nhân nam, 27 tuổi, không có tiền sử chấn thương, đến khám bệnh vì đau cổ chân trái kéo dài 1 năm. Bệnh chân được chụp xquang tại bệnh viện tỉnh phát hiện ổ khuyết xương lớn thân xương sên và chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với tình trạng:

Đau cổ chân trái, đi lại khó khăn.

Khám lâm sàng: đau cổ chân trái khi tỳ đè, biện độ cổ chân bình thường, không sưng, nóng, đỏ.

Xquang: Ổ khuyết xương lớn chiếm gần toàn bộ thân xương sên trái.

Chụp cắt lớp vi tính: Nang xương lớn chiếm toàn bộ thân xương sên, chưa phá hủy vỏ xương.

Cộng hưởng từ: Khối u giảm tỉ trọng trên T1, tăng tỉ trọng trên T2, có vách trong u, hình ảnh mức dịch-dịch.

Điều trị:

Bệnh nhân được phẫu thuật lấy u, ghép xương tự thân qua nội soi khớp cổ chân sử dụng ngõ vào phía sau.

Sau mổ, bệnh nhân diễn biến ổn định, ra viện sau 3 ngày. Kết quả giải phẫu bệnh: nang xương phình mạch. Sau mổ, bệnh nhân được bất động bột cẳng bàn chân trong 6 tuần, tập phục hồi chức năng, tỳ chân sau 3 tháng.

Tại thời điểm 10 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân đi lại bình thường, không đau, phim chụp kiểm tra: xương ghép liền tốt, không tái phát.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 860 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 843 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 833 Lượt xem
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành 02:15
Đau nhức xương khớp Chuyện không của riêng ai Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành
20% người trẻ đang gặp phải vấn đề về xương khớp, 60 - 90% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp. Đau lưng, mỏi gối, đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đau...
 3 năm trước
 857 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 712 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 646 Lượt xem
Tin liên quan
Gãy thân xương đùi điều trị bằng cách nào?
Gãy thân xương đùi điều trị bằng cách nào?

Xương đùi là xương lớn nhất và khỏe nhất trong cơ thể. Gãy thân xương đùi sẽ lâu liền hơn so với các xương khác. Gãy thân xương đùi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày vì đây là một trong những xương chính giúp chúng ta đi lại.

Những điều cần biết về gãy xương do mỏi ở bàn chân
Những điều cần biết về gãy xương do mỏi ở bàn chân

Gãy xương do mỏi ở bàn chân là tình trạng một trong các xương ở bàn chân có vết nứt nhỏ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương do mỏi là do cử động lặp đi lặp lại trong thời gian dài chứ không phải do té ngã hay va đập như các loại gãy xương khác. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, phải vài ngày sau khi bị gãy xương do mỏi thì người bệnh mới phát hiện ra mình bị gãy xương.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?
Truyền thuốc điều trị loãng xương có hiệu quả không?

Bên cạnh thuốc đường uống, một giải pháp khác để điều trị loãng xương là truyền thuốc qua đường tĩnh mạch. Thuốc thường được truyền mỗi 3 hoặc 12 tháng một lần. Tác dụng phụ thường nhẹ và đa phần chỉ xảy ra sau lần truyền thuốc đầu tiên.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây