1

Nguyên nhân dư ối khi mang thai

Dư ối là tình trạng tích tụ dư thừa lượng nước ối vượt quá chỉ số ối bình thường. Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.

1. Chức năng sinh lý nước ối

Túi ối được tạo ra khoảng ngày thứ 12 sau khi trứng thụ tinh. Trong quý đầu của thời kỳ thai nghén, nước ối có tính đẳng trương và tương tự như huyết tương của người mẹ. Trong quý hai và nửa sau của thời kỳ thai nghén dịch ối trở nên nhược trương.

Thể tích nước ối tăng dần cho đến đầu của 3 tháng cuối thai kỳ và từ đó hằng định cho đến khi thai đủ tháng. Trong giai đoạn tuần thứ 37 đến tuần thứ 41, thể tích nước ối giảm đi 10%. Từ tuần thứ 42 trở đi, thể tích nước ối giảm đi rất nhanh, khoảng 33% trong một tuần.

2. Dư ối là gì?

  • Dư nước ối hay rối loạn nước ối là tình trạng có quá nhiều nước ối hình thành trong thời thai kỳ. Dư nước ối ở phụ nữ mang thai là một trong những rối loạn nước ối khi mang thanh khá thường gặp.
  • Nước ối được cho là bình thường khi đạt 250 – 600 ml lúc thai nhi từ 16 - 32 tuần tuổi. Lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai và đến khoảng tuần thứ 34 của thai kỳ nước ối sẽ lên 800ml và duy trì cho đến khi thai nhi 36 tuần tuổi sẽ đạt mức cao nhất 1000ml. Sau đó, nó sẽ giảm dần còn khoảng 600 - 800ml vào khoảng thời gian trước khi sinh. Bà bầu bị dư nước ối khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml.
  • Để chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán dư ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm từ 12-25cm . Đa ối là quá 25 cm.

3. Hậu quả của đa ối

 

  • Quá nhiều nước ối có thể làm cho tử cung của người mẹ trở nên quá căng và có thể dẫn tới sinh non hoặc vỡ màng ối sớm (túi nước ối). Đa ối cũng có liên quan đến dị tật bẩm sinh ở bào thai. Khi túi nước ối vỡ, một lượng lớn dịch ứ lại tử cung có thể làm tăng nguy cơ bong nhau thai (bong nhau sớm) hoặc sa dây rốn (khi dây rốn sa qua lỗ cổ tử cung).
Nguyên nhân dư ối khi mang thai
Quá nhiều nước ối làm tăng nguy cơ bong nhau thai (bong nhau sớm)

 

  • Đa ối làm cho bào thai dễ dàng xoay trở vì có nhiều nước ối bao xung quanh. Điều này có nghĩa là bạn có nguy cơ sinh ngôi ngược khá cao. Hầu hết các trường hợp đa ối là nhẹ và do sự tích tụ nước ối dần dần trong nửa sau của thai kỳ. Đa ối nặng có thể gây khó thở, sinh non hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác.
  • Nếu bạn được chẩn đoán bị đa ối thì bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận việc mang thai để giúp ngăn ngừa các biến chứng. Bác sĩ sẽ điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đa ối nhẹ có thể tự khỏi. Đa ối nặng có thể cần điều trị, chẳng hạn như làm thoát lưu nước ối dư thừa.

4. Nguyên nhân dư ối khi mang thai?

Nước ối là dịch bao quanh và đệm cho thai nhi bên trong tử cung, xuất phát từ thận của em bé và vào tử cung từ nước tiểu của em bé. Chất dịch được hấp thụ khi bé nuốt và qua cử động thở.

Lượng dịch tăng lên cho đến tuần thứ 36 của thai kỳ, sau đó giảm dần. Nếu bào thai tạo ra quá nhiều nước tiểu hoặc không nuốt đủ, nước ối sẽ tích tụ lại và gây ra đa ối. Đôi khi các bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân của tình trạng đa ối. Các yếu tố có liên quan đến dư ối bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường ở người mẹ;
  • Những bất thường về đường tiêu hóa ngăn chặn việc nuốt nước ối;
  • Nuốt bất thường do các vấn đề với hệ thần kinh trung ương hoặc bất thường về nhiễm sắc thể;
  • Hội chứng truyền máu song sinh;
  • Suy tim;
  • Nhiễm trùng bẩm sinh (mắc trong thai kỳ).

4.1 Những ai thường mắc phải tình trạng đa ối?

Đa ối có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

4.2 Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đa ối?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đa ối như:

Đa thai;

Nguyên nhân dư ối khi mang thai
Đa thai làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đa ối
  • Dị tật bẩm sinh của não và cột sống;
  • Tắc nghẽn hệ tiêu hóa;
  • Vấn đề di truyền (vấn đề với các nhiễm sắc thể được di truyền).

4.3 Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng dư nước ối ở bà bầu là gì?

Đa ối nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Bụng sản phụ to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
  • Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn.
  • Tĩnh mạch bị giãn có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.

Thông thường mẹ bầu sẽ bị dư ối ở tuần thứ 30, tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu bị dư ối ở tuần thứ 20 của thai kỳ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập tại đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4.4 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Khó thở;
  • Đau bụng;
  • Chướng bụng;

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 1011 Lượt xem
Tin liên quan
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây