1

Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9/2020

100% TỬ VONG KHI BỊ CHÓ DẠI CẮN NẾU KHÔNG TIÊM PHÒNG!

⛔️ 57 trường hợp tử vong vì BỆNH DẠI trên 29 tỉnh thành - chỉ trong 9 tháng đầu năm 2020.
⛔️ Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, mỗi năm có khoảng 70-110 người chết vì bệnh dại.
⛔️ Trên Thế giới, mỗi năm có khoảng 59.000 người ở hơn 150 quốc gia tử vong do bệnh dại. Khoảng 40% nạn nhân là trẻ em dưới 15 tuổi.

=>> BẠN CÓ BIẾT: Bệnh dại khi đã có dấu hiệu lâm sàng thì tỷ lệ tử vong là 100%, nhưng VẮC XIN CÓ THỂ BẢO VỆ CON NGƯỜI KHỎI HỆ QUẢ KHÔN LƯỜNG CỦA BỆNH DẠI.

? BỆNH DẠI - NHỮNG CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC

Bệnh dại nguy hiểm thế nào?
Bệnh dại lây truyền qua tiếp xúc nước bọt của động vật nhiễm bệnh vào vết cắn hoặc vết liếm ở vết thương hở, hay những bộ phận có màng nhầy như mắt, miệng hoặc mũi đều có thể bị nhiễm bệnh.

Ngay khi vào cơ thể, mỗi ngày, virus dại di chuyển được “đoạn đường” từ 12-24mm, tùy vào vị trí vết thương. Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài… thì khả năng di chuyển của virus đến não càng nhanh. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.

Thể viêm não: Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức, kèm theo chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió, bệnh nhân tăng tiết nước bọt, không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ. Sau đó, đồng tử bệnh nhân sẽ bị giãn nên mắt nhìn sáng long sòng sọc, co thắt hầu họng, xuất tinh tự nhiên, cường dương và sẽ tử vong nhanh chóng.

Thể liệt: Xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Ngay khi liệt lan đến cơ hô hấp, bệnh nhân sẽ nhanh chóng tử vong.

Xử lý vết thương và phòng chống bệnh dại
☘ Bước 1: Vệ sinh vết thương:
- Tách quần áo hoặc cắt hẳn phần vải ra khỏi vết cắn.
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 15 phút, nước ấm càng tốt.
- Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ốt hoặc Povidone-Iodine.
- Tuyệt đối không nặn máu, không nên chà sát vết thương.
☘ Bước 2: Băng bó vết thương
- Sau khi vệ sinh vết thương, người bệnh nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch băng vết thương để cầm máu đồng thời tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập, không nên băng bó quá chặt.
☘ Bước 3: Tiêm phòng.
- Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm vắc xin phòng dại. Lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại sẽ được các bác sĩ tư vấn phù hợp.
- Những người bị chó cắn ở vùng đầu mặt cổ thì cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị cắn.

▶ Hiện tại, VNVC đang có 2 loại vắc xin phòng dại là Verorab của Pháp, Abhayrab của Ấn Độ.

☎️Gọi ngay Hotline 028.7300.6595 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch tiêm tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12099 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây