1

Móng tay lõm hình thìa: Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Khi móng tay thay đổi màu sắc, hình dạng hoặc xuất hiện các bất thường có thể là dấu hiệu báo động cơ thể đang gặp vấn đề. Việc kiểm tra móng thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý nghiêm trọng tiềm tàng, trong đó có tình trạng móng tay lõm hình thìa hay còn gọi là móng tay muỗng.

1. Móng tay lõm hình thìa là gì?

Tiến sĩ Amy Derrick - Giảng viên Khoa Da liễu trường Đại học Northwestern Hoa Kỳ cho biết: có khoảng hơn 30 dấu hiệu trên móng tay phản ánh các vấn đề về sức khỏe, trong đó có hiện tượng móng tay lõm hình thìa (koilonychias) hay con gọi là móng tay muỗng.

Móng lõm hình thìa là hiện tượng phần giữa của móng tay (hoặc móng chân) bị lõm xuống, phần xung quanh cạnh của móng tay lại vênh lên, trông giống hình dạng của một chiếc thìa. Móng lõm hình thìa có khả năng giữ được một giọt nước trên móng.

Khi mắc phải tình trạng này, móng tay của bệnh nhân trở nên mỏng hơn, có thể bị nứt và phần ngoài của móng dễ tách ra khỏi giường móng. Tình trạng lõm móng hình thìa thường xảy ra ở móng tay, tuy nhiên đôi khi triệu chứng này còn xuất hiện ở cả móng chân.

2. Cơ chế hình thành móng tay lõm hình thìa

Cơ chế gây nên tình trạng móng tay lõm thìa chưa được xác định rõ ràng. Người ta cho rằng nó có liên quan đến sự mềm giường và chất nền của móng tay tuy nhiên vẫn chưa hiểu rõ cơ chế gây bệnh.

Móng tay lõm hình thìa: Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Móng lõm hình thìa là hiện tượng phần giữa của móng tay (hoặc móng chân) bị lõm xuống, phần xung quanh cạnh của móng tay lại vênh lên

3. Nguyên nhân móng tay lõm hình thìa

Nguyên nhân móng tay lõm hình thìa phổ biến nhất là do cơ thể bị thiếu hụt chất sắt hoặc bị thiếu máu. Bệnh nhân có móng tay lõm hình thìa thường có mức độ hồng cầu trong máu thấp hơn bình thường.

Bên cạnh đó, móng tay lõm hình thìa cũng có thể là kết quả của sự chấn thương do hóa trị liệu hoặc do xạ trị ung thư, bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với dung môi chứa dầu, các chất tẩy rửa hoặc do cơ thể không có khả năng hấp thụ được các chất dinh dưỡng thiết yếu. Những người thợ làm tóc cũng có thể mắc phải tình trạng này do tác hại của các sản phẩm làm tóc mà họ tiếp xúc hàng ngày.

Móng tay lõm thìa thường liên quan đến các bệnh lý mãn tính như: bệnh tiểu đường, bệnh lý tim mạch, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt protein, thiếu vitamin, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến hoặc bị rối loạn tuyến giáp, hội chứng Raynaud’s...

Một nguyên nhân móng tay lõm hình thìa khác có thể gặp ở nhiều người đó là do di truyền hoặc do tác động của môi trường. Một nghiên cứu ở những người lớn tuổi cho thấy có hơn 47% người lớn tuổi bị tình trạng móng tay lõm và những người lao động tay chân là nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn bình thường.

Theo kết quả của một nhóm khác, móng lõm hình thìa thường xảy ra ở 32% trẻ em sống ở khu vực nông thôn và xảy ra với 17% trẻ em sống ở khu vực thành thị. Điều này được giải thích là do trẻ em ở nông thôn có nguy cơ cao bị chấn thương ở bàn chân do thường xuyên đi chân đất hoặc phải ngâm chân trong nước.

4. Phương pháp điều trị móng tay lõm hình thìa

Móng tay lõm hình thìa: Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Người bệnh có thể bổ sung chất sắt trong khẩu phần ăn nếu nguyên nhân bệnh bắt nguồn từ thiếu máu

Để áp dụng đúng phương pháp điều trị và sớm khỏi bệnh, khi phát hiện triệu chứng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác. Giải quyết được nguyên nhân móng tay lõm thìa thì tình trạng này sẽ sớm thuyên giảm và biến mất.

Nếu móng tay lõm là do thiếu máu, người bệnh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để bổ sung chất sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một số thực phẩm giàu sắt nên được tiêu thụ mạnh như tăng cường thịt đỏ, thịt bò, thịt của các loài hải sản, đậu Hà Lan. Ngoài ra, người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất sắt từ thức ăn tốt hơn rất nhiều.

Trường hợp móng lõm hình thìa do cơ thể không thể hấp thụ được vitamin B12 từ thức ăn thì người bệnh có thể bổ sung B12 bằng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

5. Chăm sóc móng tay bị lõm hình thìa

Bệnh nhân mắc chứng móng lõm thìa cần giữ cho móng khô thoáng và vệ sinh móng thật sạch hàng ngày để tránh nhiễm trùng ở vùng bị móng tổn thương. Đặc biệt phải từ bỏ hoàn toàn thói quen cắn móng. Nên giữ móng tay ngắn và có thể thoa các loại kem dưỡng sau khi tắm để giữ ẩm móng. Đeo găng tay bảo vệ da và móng khi làm các công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với hóa chất hoặc dung môi dầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 830 Lượt xem
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 1075 Lượt xem
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng 01:43
KHÔNG CÒN BỐC SỐ - QUÊN ĐI NỖI LO XẾP HÀNG - Dịch vụ đặt lịch miễn phí tại Bệnh Viện Nhi Đồng
Cảnh ba mẹ “tay xách, nách mang” đưa con đi khám sớm sẽ không còn nữa với 5 phút đặt lịch tại nhà️
 3 năm trước
 876 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 1188 Lượt xem
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ 01:16
ĐĂNG KÝ 1 GÓI - 40 DANH MỤC KHÁM, TẦM SOÁT HƠN 80 BỆNH LÝ
- Giảm tới 2 triệu các gói khám định kì- Tặng Voucher nhà hàng 5* trị giá 500K cho nhóm 4 người>> Đăng ký tại hotline: 093 223 2016 -...
 3 năm trước
 782 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây