1

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM KHIẾN AI CŨNG NÊN TIÊM ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: “Tất cả mọi công dân từ 6 THÁNG TUỔI trở lên nên tiêm phòng VẮC XIN CÚM hàng năm’’.

? Mùa thu-đông sắp đổ bộ, sự thay đổi thời tiết làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tăng mạnh các ca bệnh truyền nhiễm, trong khi nguy cơ “Covy-19” vẫn hiện hữu. Nếu không may, nhiễm cúm và ‘’Covy-19’’ trong cùng một thời điểm thì tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ đáng lo ngại. Do đó, tiêm vắc xin phòng cúm sẽ giúp bạn và gia đình tránh khỏi “nguy cơ kép” mắc nhiều bệnh cùng một lúc, ngăn chặn tình trạng quá tải của hệ thống y tế trong mùa đại dịch ‘’Covy-19’’.

? Ngoài ra, tiêm phòng cúm còn MANG lại những ích lợi to lớn mà bạn không thể ngờ tới:

? Theo CDC, tiêm phòng cúm đã giúp ngăn ngừa khoảng 6.2 triệu bệnh cúm, 3.2 triệu lượt khám bệnh, 91.000 ca nhập viện và 5.700 ca tử vong liên quan đến cúm;

? Vắc xin phát huy hiệu quả bảo vệ khi thời tiết trở nên lạnh, mọi người ở trong nhà nhiều hơn, tiếp xúc gần gũi nhiều hơn;

? Giúp giảm tỷ lệ người bệnh phải nhập viện vì bệnh tim mạch liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ nhập viện ở những người bị đái tháo đường hoặc có hội chứng suy giảm miễn dịch, ngăn ngừa các tình huống diễn tiến nặng và nhập viện vì bệnh phổi liên quan đến cúm;

? Giúp “bảo vệ kép” cho mẹ và thai nhi vì bệnh cúm có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt khi thai phụ mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

? Vắc xin cúm đã được chứng minh giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, giảm khả năng phải nhập khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), giảm thời gian nằm viện ở những người đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh. Vắc xin cúm không những bảo vệ bản thân mà sẽ bảo vệ những người xung quanh bạn, bao gồm cả những người dễ bị bệnh cúm, như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh mãn tính. Trước những lợi ích to lớn trên, ba mẹ nên xếp ‘’TIÊM NGỪA CÚM CÀNG SỚM CÀNG TỐT’’ cho cả gia đình.

? Ngoài cúm, rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác cũng đang vào mùa, như: viêm não Nhật Bản, tay chân miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy do Rota virus,... Ba mẹ cần làm gì để phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả cho bé cưng và gia đình trong mùa thu-đông?

? Mời bạn đón xem chương trình giao lưu trực tuyến “VẮC XIN VÀ DINH DƯỠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA THU ĐÔNG CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN” để được các chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp tất tần tật mọi vấn đề liên quan đến những căn bệnh truyền nhiễm mùa thu-đông và cách phòng bệnh hiệu quả.

Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC mở cửa chào đón Quý khách từ 7h30-17h, xuyên trưa không nghỉ, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ

? Hotline: 028.7300.6595

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM 02:07
TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 574 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12097 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây