1

Liệu pháp điều trị ung thư đạt giải Nobel: Chữa tuỳ bệnh - Bệnh viện Bạch Mai

Liệu pháp miễn dịch không phải "liều thuốc tiên" để có thể chữa khỏi ung thư như nhiều người lầm tưởng. Và thực tế không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Kể từ sau thông tin Giải Nobel Y sinh học 2018 được trao cho nhà khoa học James P. Allison và Tasuku Honjo nhờ phát hiện liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế các protein ngăn cản hệ miễn dịch tiêu diệt khối u ung thư, nhiều người đã "thần thánh" hóa việc chữa ung thư bằng liệu pháp miễn dịch như một "liều thuốc tiên" có thể chữa khỏi ung thư.

Tại các khoa ung bướu, bệnh viện chuyên ngành ung thư, không ít bệnh nhân đã yêu cầu các bác sĩ điều trị cho họ bằng liệu pháp miễn dịch vì nghĩ rằng đây là cách duy nhất có thể giúp họ chữa khỏi ung thư.

Tuy nhiên, GS.TS Mai Trọng Khoa - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, việc điều trị ung bướu vẫn phải dựa theo nguyên tắc: Điều trị phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nội tiết, đích, miễn dịch sinh học.

Miễn dịch sinh học chỉ là một trọng các phương pháp điều trị bệnh, mang lại hiệu quả cao nếu được chỉ định đúng theo các tiêu chuẩn lựa chọn (phải xét nghiệm sâu ở mức sinh học phân tử như PD-L1, tumor mutant burden TMB)” - GS. Khoa nói.

Theo GS. Khoa, điều trị miễn dịch sinh học hiện nay đa số mới chỉ có thể áp dụng cho bệnh ung thư giai đoạn muộn. Do vậy, điều trị mới chỉ mang tính chất kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm các tác dụng phụ so với hóa trị.

Còn đối với bệnh ung thư tại giai đoạn sớm hơn, vẫn phải sử dụng các phương pháp điều trị cơ bản như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị mới có thể đạt khỏi bệnh lâu dài.

Các nghiên cứu liệu pháp miễn dịch sinh học cho ung thư giai đoạn sớm vẫn đang được tiến hành, hứa hẹn mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân ung thư.

Cho đến nay, Trung tâm đã điều trị được 20 ca bệnh, bao gồm 18 ca ung thư phổi không tế bào nhỏ, 1 ca Hogdkin Lymphoma, 1 ca ung thư hắc tố. Kết quả ban đầu cho thấy thuốc có kết quả rất tốt nếu được lựa chọn, chỉ định đúng (PD-L1 (+) >50%, bước 1). Thuốc cũng tương đối an toàn, dễ dung nạp (trong 20 trường hợp điều trị, có 1 trường hợp viêm gan, 1 trường hợp viêm màng bồ đào).

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  545 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây