1

Làm dịu cơn đau cho trẻ khi mọc răng

Thông thường mọc răng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Nhiều bé trong quá trình mọc răng sẽ quấy khóc vào ban đêm vì nướu bị sưng, đau. Mọc răng khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi ăn uống và dễ trở nên cáu kỉnh hơn. Bên cạnh đó, giấc ngủ của trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi mọc răng.

1. Quá trình mọc răng ở trẻ sẽ kéo dài bao lâu?

Mỗi trẻ sẽ có quá trình mọc răng khác nhau. Vì thế, không có một tiêu chuẩn chung nào về thời gian mọc răng của các trẻ. Thường trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nhiều hơn khi mọc những chiếc răng đầu tiên, và đến khi trẻ mọc răng hàm, cơn đau sẽ giảm dần. Thông thường, trẻ sẽ mọc răng hàm khi trên 1 tuổi.

Một số trẻ sẽ có những dấu hiệu mọc răng trước khi răng xuất hiện, trong khi một số trẻ khác lại không có những biểu hiện này. Do đó, để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình mọc răng, bạn cần tìm hiểu kỹ và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp xử lý.

Trong khi một số trẻ không có bất kỳ dấu hiệu nào khi mọc răng thì có những trẻ lại trở nên dễ quấy khóc, cáu kỉnh, chảy nước dãi nhiều, không có cảm giác thèm ăn hoặc khóc nhiều hơn bình thường. Một số trẻ thậm chí có thể bị nôn ói và sốt.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở trẻ khi mọc răng, bao gồm:

  • Ăn không ngon
  • Khó ngủ
  • Quấy khóc nhiều hơn
  • Thích nhai đồ vật
  • Nướu bị đỏ, đau hoặc sưng
  • Nước dãi chảy nhiều

Trung bình, trẻ bắt đầu mọc răng vào khoảng 4 đến 7 tháng và có tổng cộng 20 chiếc “răng sữa” khi trẻ lên 3.

Làm dịu cơn đau cho trẻ khi mọc răng
Trẻ có thể quấy khóc, cáu kỉnh hoặc bị sốt khi mọc răng

2. Những phương pháp thường làm khi trẻ mọc răng liệu có hiệu quả và an toàn?

Làm dịu nướu khi trẻ mọc răng bằng thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn (OTC), thuốc vi lượng đồng căn hoặc đồ trang sức cho trẻ mọc răng được bán trên thị trường để giảm đau khi mọc răng hiện đang được rất nhiều mẹ lựa chọn. Nhưng trên thực tế những sản phẩm đó có thể nguy hiểm và dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí khiến trẻ tử vong. Điều này cũng áp dụng cho trẻ lớn hơn có nhu cầu đặc biệt có thể sử dụng đồ trang sức khi mọc răng để kích thích giác quan.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị các cách khác để điều trị cơn đau khi mọc răng, bao gồm chà xát nướu của trẻ bằng ngón tay sạch hoặc sử dụng vòng ngậm mọc răng làm bằng cao su cứng để trẻ nhai. Đối với trẻ em có nhu cầu kích thích giác quan, cha mẹ và người chăm sóc nên nói chuyện với chuyên gia về các phương pháp an toàn hơn.

Một số bậc phụ huynh cho trẻ đeo đồ trang sức khi mọc răng bao gồm vòng cổ, vòng tay và các đồ trang sức khác được bán trên thị trường để giảm đau khi mọc răng cho trẻ sơ sinh. Nó cũng có thể được cho những trường hợp có nhu cầu đặc biệt, chẳng hạn như chứng tự kỷ hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý, nhằm kích thích giác quan hoặc chuyển hướng chú ý của trẻ khi trẻ nhai quần áo hoặc cắn bộ phận nào đó cơ thể do mọc răng gây khó chịu ở trẻ.

Đồ trang sức có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như hổ phách, gỗ, đá cẩm thạch hoặc silicone. Đồ trang sức dành cho trẻ mọc răng được bán trên thị trường không giống như vòng ngậm mọc răng được làm bằng nhựa cứng hoặc cao su.

Có những rủi ro nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng đồ trang sức được bán trên thị trường để giảm đau khi mọc răng như nghẹt thở, siết cổ, chấn thương miệng và nhiễm trùng. Một số rủi ro khác bao gồm khả năng gây thương tích cho miệng hoặc nhiễm trùng nếu một mảnh trang sức gây kích ứng hoặc đâm vào nướu của trẻ.

Kem và gel mọc răng cũng có rủi ro nhất định

Kem và gel mọc răng cũng là lựa chọn phổ biến của các bậc phụ huynh nhằm xoa dịu trẻ khi mọc răng bằng cách xoa thuốc tê lên nướu của trẻ. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào để điều trị cơn đau khi mọc răng ở trẻ em, bao gồm kem và gel kê đơn hoặc OTC, hay viên nén mọc răng vi lượng đồng căn. Chúng mang lại ít hoặc không mang lại lợi ích, đồng thời có liên quan đến rủi ro nghiêm trọng khi sử dụng.

Benzocaine - chất gây tê cục bộ - là thành phần hoạt chất trong một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng OTC như Anbesol, Baby Orajel, Cepacol, Chloraseptic, Hurricaine, Orabase, Orajel và Topex. Những sản phẩm này không nên được sử dụng cho trẻ mọc răng vì chúng có thể nguy hiểm và không hữu ích vì chúng trôi ra khỏi miệng trẻ trong vòng vài phút.

Việc sử dụng gel benzocain, thuốc xịt, thuốc mỡ, dung dịch và viên ngậm trị đau miệng và nướu có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong, được gọi là methemoglobin huyết, trong đó khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu bị giảm một cách đáng kể.

Các loại thuốc chăm sóc sức khỏe răng miệng benzocaine theo toa và OTC cũng được sử dụng rộng rãi ở người lớn. Các bác sĩ và nha sĩ thường sử dụng thuốc xịt có chứa benzocain để làm tê niêm mạc miệng và cổ họng hoặc để ngăn chặn phản xạ nôn trong các thủ thuật y tế và phẫu thuật, chẳng hạn như siêu âm tim qua thực quản, nội soi, đặt ống nội khí quản và thay thế ống cho ăn. Nhưng thuốc xịt benzocaine không được FDA chấp thuận cho những mục đích làm dịu cơn đau nướu của trẻ khi mọc răng.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc sử dụng benzocain và các thuốc gây tê cục bộ khác, đặc biệt nếu bạn bị bệnh tim; là người cao tuổi; là một người hút thuốc; hoặc có các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, hoặc khí phế thũng. Những tình trạng đó khiến bạn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến methemoglobin huyết.

Làm dịu cơn đau cho trẻ khi mọc răng
Phụ huynh không tự ý sử dụng các loại kem và gel để giảm đau khi mọc răng cho bé

3. Nên làm gì để giảm đau cho trẻ khi mọc răng

Nếu nướu của trẻ bị sưng, hãy dùng ngón tay xoa nhẹ nướu, hoặc cho trẻ đeo vòng ngậm mọc răng làm bằng cao su cứng để trẻ nhai. Bạn cần đảm bảo rằng vòng ngậm mọc răng không bị quá cứng. Nếu dị vật quá cứng, nó có thể làm tổn thương nướu của trẻ. Cha mẹ nên giám sát trẻ để trẻ không vô tình bị sặc khi ngậm vòng khi mọc răng.

Ngoài ra, nếu trẻ có nhu cầu đặc biệt, có thể yêu cầu kích thích giác quan nên nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của trẻ về các phương pháp và điều trị an toàn hơn. Đồ trang sức được bán trên thị trường để giảm đau khi mọc răng và kích thích giác quan có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ bị nghẹt thở.

FDA vần đang tiếp tục giám sát chặt chẽ việc sử dụng đồ trang sức khi trẻ mọc răng và các sản phẩm giảm đau khi mọc răng khác, đồng thời thực hiện đánh giá xem liệu các phương pháp khác có cần thiết để giải quyết các rủi ro liên quan đến các sản phẩm này hay không, điều này được coi như một phần trong cam kết bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với sức khỏe và sự an toàn của trẻ em.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có bất thường không?

Em sinh bé lúc 36 tuần, bé nặng 2,4kg. Hiện tại bé được 10 tháng rồi và nặng 7kg ạ. Bé bò rất nhanh, đã đứng vững và có thể đi được khoảng 2 bước. Bé bú sữa mẹ và cả sữa công thức, ngày được 400ml, cộng thêm 3 bữa ăn dặm, mỗi bữa được nữa chén, có hôm 1 chén. Ban ngày bé ngủ khoảng 4 tiếng, ban đêm từ 9h tối đến 6h sáng, nhưng cứ 2-3h lại ọ ẹ dậy đòi ti mẹ rồi mới ngủ tiếp. Bây giờ bé 10 tháng rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, như vậy có bất thường không ạ? Bé có đi xét nghiệm máu, các chỉ số khác đều bình thường, tuy nhiên có vài chỉ số bị cao hoặc thấp quá, đó là: ALT 23.16; AST 47; Creatinin 38.9; Ure 4.3 %LYMPH 63.0; %NEUT 20.7; PLT 507. Em không đến lấy trực tiếp được nên không được tư vấn. Các chỉ số trên có bình thường không ạ? Em muốn bổ sung canxi và vitamin D cho bé thì bổ sung như thế nào?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  665 lượt xem

Trẻ hơn 10 tháng biếng ăn là do mọc răng hay có vấn đề gì về sức khỏe?

Bé gái nhà em hiện đã được 10 tháng 15 ngày. Bé dài 73 cm và cao 8,7kg. Hiện giờ bé mới chỉ mọc được đúng 1/3 cái răng hàm dưới. Còn lại em thấy nướu răng ở hàm dưới và 2 cái hàm trên đang sưng lên. Trước giờ bé nhà em ngày ăn 2 bữa cháo, uống 2-3 lần sữa công thức, mỗi lần từ 90-120ml. Bé có được các cô cho ăn dặm thêm trái cây và sữa chua. Tối về đi ngủ thì bé ti mẹ. Tuy nhiên, nửa tháng trở lại đây bé có hiện tượng biếng ăn, sữa công thức cũng không chịu bú nữa. Đút cháo là bé cứ ngậm chặt miệng rồi quay đi. Em thử cho bé mút sữa tươi vị socola thì bé có mút chút ít, nhưng em lại lo trước 1 tuổi bé không nên uống sữa tươi. Không biết cháu biếng ăn như thế là do đang mọc răng hay có vấn đề gì về sức khỏe ạ? Ngoài ra, bé nhà em từ lúc sinh ra tới giờ chưa bao giờ ngủ trọn 1 đêm. Đêm nào bé cũng tỉnh dậy 2-3 lần bú mẹ. Mỗi lần tỉnh là khóc, nhưng mắt vẫn nhắm, mẹ cho ngậm ti là nín và ngủ lại. Bé như vậy có bị sao không ạ? Và khi nào thì các bé sẽ ngủ một mạch cả tối ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  442 lượt xem

Trẻ hơn 10 tháng biếng ăn là do mọc răng hay có vấn đề gì về sức khỏe?

Bé nhà em hiện giờ đang được 2 tháng tuổi và nặng 4kg. Do em sữa rất ít nên em có cho bé bú thêm sữa công thức, khoảng 1 tiếng thì em cho bé uống 60ml sữa. Bé uống như vậy có đủ không ạ? Tuy nhiên, bé nhà em có một vấn đề là mỗi lần đi tiểu bé đều phải rặn và nước tiểu màu vàng sẫm ạ. Ngoài ra, bé đi ị thì phân có màu xanh lá lẫn với màu vàng, thỉnh thoảng còn có màu đỏ như đờm. Bé như vậy là bị làm sao ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  417 lượt xem

Trẻ 3 tháng tuổi đồ mồ hôi đầu nhiều và khớp chân kêu răng rắc là do thiếu vitamin D và canxi phải không?

Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  739 lượt xem

Trẻ 28 tháng tuổi đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới nhưng 2 răng cửa dưới vẫn chưa mọc là bị làm sao?

 Hiện bé nhà em đang được 28 tháng. Bé nặng 14kg và đã mọc 10 răng trên, 8 răng dưới. Nhưng có điều lạ lùng là 2 răng cửa dưới của bé vẫn chưa mọc ạ. Trong khi đó em thấy các bé khác thì 2 răng này là mọc đầu tiên. Em có cho bé đi khám bệnh viện Nhi Đồng nhưng bác sĩ nói phải chờ bé được 4-5 tuổi mới biết được. Bé nhà em như thế là bị làm sao ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  611 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà 00:56
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà
Bé gái 8 tuổi bị răng sữa rơi vào phổi, chiếc răng cắm sâu vào thành phế quản khi tự nhổ răng tại nhà!!Video cảnh giác này, TS BS Trịnh Hồng...
 3 năm trước
 569 Lượt xem
Tin liên quan
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây