1

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau phẫu thuật khe hở môi - Bệnh viện nhi Trung Ương

Khe hở môi là dị tật bẩm sinh thường gặp trong bệnh lý vùng hàm mặt. Phẫu thuật tạo hình là phương pháp điều trị duy nhất để phục hồi cấu trúc giải phẫu và chức năng, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Nếu trẻ sinh ra được tư vấn, điều trị đúng đắn, đúng thời điểm thì sẽ không để lại di chứng gì.

1.Nguyên nhân gì khiến trẻ sinh ra đã bị khe hở môi?

1.1. Nguyên nhân bên trong.

  • Tình trạng không hoàn chỉnh của tế bào sinh dục.
  • 15-20% do di truyền. Những bệnh nhân bị nhiễm xạ, nhiễm chất độc có thể gây đột biến gen tế bào sinh dục truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau.
  • Tuổi của người mẹ khi mang thai: có con quá sớm hoặc quá muộn (< 16 tuổi, > 35 tuổi)

1.2. Nguyên nhân bên ngoài.

  • Nhiễm trùng: mẹ mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn.
  • Do tác nhân lý hóa:

          +  Nhiễm xạ trước và trong mang thai, chiếu tia X.

          +  Nhiễm chất độc hóa học: trong công nghiệp, nông nghiệp (chất độc màu da cam, thuốc trừ sâu…), các thuốc chữa bệnh.

  • Chế độ dinh dưỡng và những chấn thương tâm lý.

(Chú ý tới một số người có thai hay bị nôn, ăn uống kém trong 2 – 3 tháng đầu và không nhận đủ các vitamin, đặc biệt là axit folic. Những stress lớn tác động đến thai phụ ).

2.Phân loại:

Có nhiều cách phân loại khác nhau:

  • Khe hở môi màng
  • Khe hở môi không toàn bộ
  • Khe hở môi toàn bộ

 3.Khi nào cần đưa trẻ đi khám và điều trị?

Trẻ bị khe hở môi cần đưa đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Quá trình chăm sóc và điều trị cần bắt đầu ngay từ khi trẻ ra đời, cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa bao gồm: nhi khoa, dinh dưỡng, tai mũi họng, tạo hình thẩm mỹ, răng hàm mặt, chuyên gia ngôn ngữ, chuyên gia tâm lý, cha mẹ và người thân.

4.Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị khe hở môi.

Trước khi phẫu thuật vấn đề khó khăn nhất của bà mẹ là cho con bú. Hầu hết trẻ có khe hở môi không bú mẹ và bú bình sữa thông thường được. Do đó trẻ cần bình sữa chuyên dụng. Sữa ăn có thể là sữa mẹ vắt ra hoặc sữa công thức.

4.1. Hướng dẫn chung trước khi phẫu thuật.

  • Trẻ cần được tháo bỏ các loại trang sức, nơ, kẹp tóc… tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi phẫu thuật.
  • Người nhà cần thông báo với nhân viên y tế về tiền sử dị ứng kháng sinh của trẻ và các loại thuốc đang sử dụng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng Aspirin hoặc bất cứ thuốc nào có Aspirin trước ca phẫu thuật.
  • Trẻ cần dừng ăn và uống hoàn toàn ít nhất 4 – 6 giờ trước phẫu thuật (Nhân viên y tế sẽ thông báo giờ trẻ bắt đầu dừng ăn)

Lưu ý: Để phòng tránh các tai biến có thể xảy ra, cần đảm bảo dạ dày trẻ  hoàn toàn rỗng trước khi mổ.

4.2. Hướng dẫn chung sau khi phẫu thuật

  • Sau phẫu thuật trẻ có thể rất buồn ngủ. Hãy báo với nhân viên y tế nếu trẻ li bì.
  • Cần cho trẻ uống nước lọc hoặc các loại nước hoa quả không thuộc loại cam quýt hoặc nước giải khát có ga ngay sau khi hồi tỉnh hoàn toàn.
  • Sau mổ trẻ ăn uống kém: cho trẻ uống sữa nguội bằng cách đổ thìa từng ít một. Ngày thứ hai cho trẻ bú sữa mẹ hoặc đổ thìa. Ngày xuất viện: chuyển sang chế độ bú mẹ/ bú bình theo nhu cầu của trẻ. Sau mỗi lần cho trẻ ăn xong cần cho trẻ tráng miệng bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối NaCl 9‰.
  • Sau mổ trẻ đau nhiều. Gia đình cần báo nhân viên y tế để đặt thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ (theo chỉ định của Bác sĩ).
  • Cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Không được chạm tay vào môi hoặc miệng trẻ vì có thể làm tổn thương hoặc gây nhiễm trùng vết mổ.
  • Không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn dầy làm trẻ bị nóng.
  • Vệ sinh miệng 2 lần mỗi ngày cho trẻ bằng gạc hoặc nước sạch. Nếu môi trẻ có dính cặn thức ăn, vệ sinh môi thật nhẹ nhàng bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối NaCl 9‰.
  • Tránh để tất cả các vật sắc nhọn: thìa , dĩa… ở trong hoặc gần miệng trẻ. Không được sử dụng ống hút.
  • Bôi một lượng nhỏ thuốc kháng sinh ở vùng phẫu thuật (nếu có chỉ định của Bác sĩ).

Lưu ý:

  • Không dùng mỡ kháng sinh nếu có keo phẫu thuật ở vết mổ.
  • Không cọ sát hoặc bóc các vảy có thể hình thành trên vết mổ.
  • Không được băng hay che vết mổ.

-Sau một tháng: Mát-xa nhẹ nhàng vùng môi của trẻ theo hình vòng tròn 3 lần mỗi ngày.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám lại sau phẫu thuật?

-Cho trẻ đi khám lại sau 7 – 10 ngày ra viện hoặc theo lịch hẹn của Bác sĩ.

-Nếu trẻ gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất:

  • Trẻ không uống đủ nước, đi tiểu rất ít hoặc nước tiểu sẫm màu.
  • Tiêu chảy.
  • Nôn mửa nhiều lần.
  • Khó thức dậy khi ngủ.
  • Sốt.
  • Quấy khóc nhiều.
  • Cảm giác đau dai dẳng.
  • Vùng phẫu thuật bị sưng phồng, nóng hoặc kích ứng khó chịu.
  • Có dịch hoặc mủ chảy ra từ vùng phẫu thuật.
  • Chảy máu tại vùng phẫu thuật.

 

Nguồn : bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  714 lượt xem

Thuốc bổ nào mẹ có thể uống mà không ảnh hưởng đến trẻ 3 tháng tuổi bị thiếu men G6PD đang bú sữa mẹ hoàn toàn?

Bé trai nhà em bị thiếu men G6PD. Em có tìm hiểu và muốn mua thuốc bổ để mẹ uống rồi bổ sung cho bé qua đường sữa luôn. Tuy nhiên em lại sợ thuốc có các thành phần ảnh hưởng đến bệnh của bé. Trên thị trường em thấy có 2 loại là Postnatal và Elevit, có tỉ lệ nhỏ các thành phần như vitamin K, vitamin C, đậu nành thì có uống được không ạ? Hiện bé nhà em đã được 3 tháng tuổi. Em cho bé bú sữa hoàn toàn. Bác sĩ có thể cho em xin tên loại thuốc bổ phù hợp với em và bệnh của bé nhà em không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  824 lượt xem

Uống xen kẽ hai loại sữa để cho bé trên 1 tuổi tập quen dần với loại sữa mới có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé không?

Bé trai nhà em hiện giờ đang được 12 tháng 10 ngày tuổi. Bé nặng 7,4kg ạ. Lúc sinh bé chỉ nặng 2,4kg. Bé có vẻ trông nhỏ hơn so với các bạn cùng trang lứa, mặc dù bé khỏe, ít ốm ạ. Hàng ngày em cho bé ăn 3 bữa cháo và bú thêm sữa glico dưới 1 tuổi. Mỗi lần bé bú được 110-150ml sữa. Thời gian bé được 6 tháng tuổi thì em phải đi mổ xoắn u nang nên bé phải dừng bú mẹ trong vòng 7 tuần. Em có thử tất cả các loại sữa công thức cho bé và phát hiện ra bé bị dị ứng đạm sữa bò. Do uống xong thì bé trớ và người mẩn đỏ ạ. Hiện giờ bé đã hơn 1 tuổi, em muốn đổi sữa Glico cho trẻ hơn 1 tuổi cho bé mà con không chịu uống. Em không biết nên đổi luôn sang sữa khác hay là sẽ uống xen kẽ cả sữa cũ, sữa mới cho bé tập quen dần ạ? Uống xen kẽ thì hệ tiêu hóa của bé có ảnh hưởng gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1375 lượt xem

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  584 lượt xem

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  619 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 665 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 674 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 767 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 879 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 625 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây