1

Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý - bệnh viện nhi Trung Ương

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, biểu hiện bằng những hành vi hiếu động quá mức và giảm khả năng tập trung. Nếu trẻ không được điều trị tốt thì việc hình thành tính cách, hành vi, tâm lý trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

1. Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý có những biểu hiện như thế nào:

Quan sát ở nhà, nơi công cộng, ở trường/lớp trẻ thường xuyên có những biểu hiện sau:

a) Tăng hoạt động

  • Hay bồn chồn, luôn cử động chân tay, ngồi không yên.
  • Thường xuyên chạy nhảy, leo trèo hoặc rời bỏ chỗ ngồi ở nơi cần ngồi yên.
  • Trả lời bột phát khi chưa nghe hết câu hỏi.
  • Khó khăn khi phải chờ đợi hoặc phải xếp hàng chờ theo thứ tự.

b) Giảm chú ý

  • Dễ mất tập trung do tác động bên ngoài.
  • Không cẩn thận, không chú ý tỉ mỉ, hay gây sai sót.
  • Ít tuân theo sự hướng dẫn, hay làm mất đồ dùng, đồ chơi.
  • Thường hay bỏ dở việc này để làm sang việc khác.
  • Trẻ không duy trì chú ý được lâu so với trẻ bình thường cùng tuổi.

Nếu các biểu hiện kéo dài trên sáu tháng và xuất hiện trước 7 tuổi, cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và quan hệ của trẻ ở gia đình, trường học, trẻ có thể bị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý.

2. Nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

– Do di truyền, bệnh lý khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh.

– Do môi trường:

  • Môi trường sống không ổn định: ồn ảo, đông đúc, lộn xộn,…
  • Trẻ bị lôi cuốn vào điện tử, nghiện internet, xem tivi quá nhiều.
  • Một số yếu tố độc hại do ô nhiễm môi trường.

3. Khi nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý – Cha mẹ cần làm gì? Ai có thể giúp đỡ trẻ?

  • Khi nghi ngờ trẻ bị tăng hoạt động giảm chú ý, nên cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý trẻ em để được đánh giá và tư vấn.
  • Trẻ có thể được làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi, … để xác định thêm
  • Những chuyên gia khác cùng giúp đỡ trẻ như hoạt động trị liệu, giáo dục đặc biệt.
  • Vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc tạo môi trường, giáo dục trẻ, tìm sự trợ giúp, chia sẻ.

4. Các phương pháp giúp đỡ trẻ một cách tốt nhất.

a) Tăng tập chung chú ý:

  • Tạo môi trường yên tĩnh khi trẻ học tập.
  • Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bạn nói.
  • Nói rõ ràng yêu cầu của bạn với trẻ.
  • Bảo trẻ nhắc lại những gì mà bạn muốn.
  • Tránh quá nhiều việc, nhiều thứ cùng lúc làm trẻ mất tập trung.
  • Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh, đòi hỏi phải tư duy.

b) Tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành tốt công việc, học tập:

  • Lập thời gian biểu và nhắc nhở trẻ thực hiện.
  • Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao vừa sức.
  • Tránh chơi game, không chơi trò chơi bạo lực.
  • Không nên kéo dài quá lâu một công việc.
  • Chấp nhận một số hạn chế của trẻ, tránh chế diễu trẻ.
  • Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đến nơi công cộng.
  • Thái độ luôn kiên trì, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát.
  • Phải liên hệ với giáo viên, nên cho trẻ ngồi ở bàn đầu để giáo viên giúp đỡ.
  • Tham gia các sinh hoạt nhóm, đoàn thể.
  • Phát huy những khả năng của trẻ (thể thao, văn nghệ, …)
  • Cần có sự kết hợp giữa trẻ – gia đình – giáo dục.

c) Liệu pháp hành vi

  • Nhận biết tình huống, sự kiện làm trẻ có vấn đề, từ đó tạo môi trường tốt.
  • Giải thích cho trẻ hiểu những việc cần phải làm.
  • Hướng dẫn, nhắc nhở và kiểm tra trẻ trong học tập, công việc.
  • Thường xuyên khuyến khích hành vi tốt của trẻ bằng lời nhẹ nhàng và khen thưởng động viên kịp thời.
  • Khi trẻ mắc lỗi, cần kiên trì nhắc nhở, giải thích kiểm soát hành vi. Nếu không sửa lỗi có thể phạt bằng hình thức phù hợp như thời gian tách biệt, trả giá hành vi, … có giải thích lý do. Tránh đánh mắng trẻ.

d) Giáo dục:

Giáo dục đặc biệt giúp trẻ tăng khả năng học tập, phối hợp chặt chẽ với giáo viên.

e) Các phương pháp khác

– Vui chơi, sinh hoạt nhóm, văn nghệ, thể thao, lao động, …

 

Nguồn : bệnh viện nhi Trung Ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  832 lượt xem

Có cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc giảm đau không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc giảm đau không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  798 lượt xem

Khi nào bé có thể uống thuốc giảm đau mà không cần gọi bác sĩ?

Khi nào tôi có thể cho con tôi uống thuốc giảm đau mà không cần gọi cho bác sĩ của bé? Tôi đọc thuốc giảm đau thấy có khá nhiều tác dụng phụ như gây viêm loét dạ dày,... nên hơi lo lắng.

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  665 lượt xem

Trẻ đang bị ốm, uống sữa sẽ bị tăng dịch nhầy không?

Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  976 lượt xem

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  790 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 666 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 674 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 767 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 879 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 765 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả
Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả

Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu cho bé uống sai liều hoặc sai thời gian, thì ngay cả một số loại thuốc lành tính không cần kê toa cũng có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây hại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ để cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.

6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Cách dùng xy lanh để cho bé uống thuốc
Cách dùng xy lanh để cho bé uống thuốc

Khi bé còn nhỏ, cha mẹ thường xuyên phải dùng xy lanh để cho bé uống thuốc. Dưới đây là những kiến thức cha mẹ cần lưu ý khi cho bé uống thuốc bằng xy lanh nhé!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây