1

Hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp do chấn thương sọ não - Bệnh viện Việt Đức

Mở nắp sọ giảm áp do chấn thương sọ não:

Là một phẫu thuật cấp cứu hay gặp nhất trong chấn thương sọ não, đặc biệt trong nhóm chấn thương sọ não nguy cơ trung bình (glasgow từ 9 – 13 điểm), nguy cơ cao (glasgow dưới 8 điểm).

Chăm sóc sau mổ giải tỏa não đóng vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu các biến chứng sau mổ, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục thần kinh và toàn trạng. 

Nguyên nhân chấn thương sọ não

Bao gồm:

  • Tai nạn giao thông chiếm chủ yếu
  • Tai nạn lao động
  • Tai nạn bạo lực
  • Tai nạn hàng loạt…

Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện của chèn ép não (tăng áp lực nội sọ):

  • Đau đầu
  • Ý thức thay đổi
  • Nôn/buồn nôn
  • Yếu/liệt nửa người
  • Giãn đồng tử…

Khi người bệnh vào viện sẽ được làm hồ sơ bệnh án, xét nghiệm cơ bản, siêu âm ổ bụng, xquang, chụp cắt lớp vi tính sọ não và khám đánh giá loại trừ tổn thương phối hợp. Khi người bệnh có chỉ định mổ cấp cứu, hoàn thiện xét nghiệm, phim chụp do bác sĩ yêu cầu, vệ sinh cá nhân (cạo tóc, thay áo mổ), ký cam đoan mổ và nhân viên vận chuyển vào phòng mổ.

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi sát và điều trị tại phòng hồi sức tích cực hoặc chuyển về khoa điều trị tùy vào tình trạng trong mổ và tri giác trước mổ, tổn thương phối hợp. Mảnh xương sọ được gửi về phòng bảo quản mô phôi của bệnh viện.

Khi người bệnh ổn định, bác sĩ gây mê sẽ chuyển người bệnh về khoa thần kinh để theo dõi và điều trị đến khi chuyển viện hoặc ra viện. Thời gian dự kiến nằm viện trung bình 7 ngày, tùy thuộc tình trạng người bệnh.

Để thuận tiện cho việc chăm sóc người bệnh cũng như công tác vệ sinh phòng bệnh và an toàn người bệnh, hạn chế nhiễm trùng, bệnh viện khuyến cáo gia đình chỉ được mang theo một bộ quần áo sạch cho người bệnh mặc lúc chuyển viện, một đôi dép, cốc thìa bát đũa, sữa cho người bệnh. Ngoài ra cũng cần chuẩn bị thêm bỉm, tấm lót đầu, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, bàn cạo râu, không mang chăn chiếu, bô chậu từ ngoài vào buồng bệnh.

Thực hiện đúng các hướng dẫn cho người bệnh và dịch vụ chăm sóc trước khi phẫu thuật: vệ sinh, tắm gội, thay quần áo viện. Tháo bỏ đồ trang sức (vòng, nhẫn, đồng hồ…), răng giả, cắt móng tay chân. Người bệnh được dặn ăn uống hoàn toàn cho đến khi được mổ xong.

Trong lúc nhịn ăn chờ mổ, điều dưỡng viên sẽ truyền đường và muối để duy trì thể trạng ổn định cho người bệnh. Khi người bệnh đi mổ, thuốc kháng sinh được chuyển vào phòng mổ cùng người bệnh để sử dụng trong mổ dự phòng nhiễm khuẩn.

Công tác theo dõi người bệnh mà người nhà tham gia cùng trong quá trình nằm viện theo quy tắc 5 ngón tay:

  • Hô hấp (ngón cái): đếm nhịp thở (người lớn bình thường 16-20 lần/phút), có khó thở không?, có nhiều dịch xuất tiết (đờm dãi) không?, có ho không?
  • Tuần hoàn (ngón trỏ): bắt mạch quay người lớn 60-80 lần/phút, sờ và cảm nhận da (ấm hay lạnh), môi và đầu chi (hồng hay tím).
  • Tri giác (ngón giữa): xem mức độ nhận biết của người bệnh với gia đình và môi trường xung quanh (tỉnh/ lơ mơ/ mê).
  • Dinh dưỡng (ngón áp út): ăn uống như thế nào? (miệng/ sonde/ tĩnh mạch), người lớn khoảng 30-40 kcal/kg tương đương 3 bát cháo thịt, 4 cốc sữa mỗi ngày.
  • Theo dõi khác (ngón út): nhiệt độ, vận động (yếu/ liệt), nước tiểu, đại tiện, vệ sinh cá nhân.

Tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh I, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, khi người bệnh và người nhà người bệnh vào viện và có chỉ định mổ sẽ được phát tài liệu hướng dẫn giáo dục sức khỏe trước mổ.

Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị người bệnh chấn thương sọ não, sự phối hợp giữa Bác sĩ – Điều dưỡng – Gia đình người bệnh là thực sự cần thiết, góp phần vào thành công của điều trị.

Truyền thông về kiến thức cho người nhà người bệnh để tham gia vào quá trình theo dõi người bệnh, giúp xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh chấn thương sọ não, góp phần giảm thiểu biến chứng trong quá trình điều trị là mục tiêu chính để khoa hướng đến người bệnh.

Cùng với các tài liệu giáo dục truyền thông sức khỏe, khoa Phẫu thuật Thần kinh I, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo có hiệu quả hữu ích, hướng tới sự chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM. THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM. 03:01
THOÁT KHỎI NHỮNG NGÀY “NẰM BẤT ĐỘNG” DO RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN NHỜ PHƯƠNG PHÁP TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIỀN ĐÌNH - DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
 Từng điều trị thành công hàng ngàn trường hợp RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN do THẠCH_NHĨ_LẠC_CHỖ, PGS.TS.BS LÊ MINH KỲ, Phụ trách chuyên...
 3 năm trước
 1122 Lượt xem
Tin liên quan
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây