1

Hiểu biết về bệnh lý vẹo cột sống bẩm sinh - Bệnh viện Việt Đức

Vẹo cột sống bẩm sinh là gì?

Vẹo cột sống bẩm sinh là sự cong vẹo, lệch bên của cột sống mà có căn nguyên từ khi sinh ra. Tỉ lệ trẻ sinh ra bị vẹo cột sống bẩm sinh là 1 trong 10.000 trẻ.

Vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra khi đốt sống hoàn thiện không đầy đủ trong quá trình phát triển của bào thai.

 Loại vẹo cột sống này có thể có triệu chứng rất đa dạng, từ triệu chứng nhẹ cho đến triệu chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Vì cột sống phát triển cùng thời điểm với cơ quan khác của cơ thể trong những tuần đầu tiên của bào thai, nhiều trẻ vẹo cột sống bẩm sinh có kèm theo dị tật của bàng quang, thận, hệ thần kinh, hệ tim mạch.

Triệu chứng của vẹo cột sống bẩm sinh là gì?

Mặc dù vẹo cột sống bẩm sinh có nguyên nhân từ thời kì bào thai, triệu chứng có thể không rõ ràng ngay sau khi sinh. Thông thường triệu chứng của trẻ sẽ rõ dần cùng với sự phát triển của trẻ. Những triệu chứng hay gặp bao gồm:

  • 2 vai không cân nhau.
  • 2 hông không cân nhau.
  • Đầu không ở chính giữa so với cơ thể.
  • Khi trẻ cúi về phía trước, lưng sẽ cao thấp 2 bên không bằng nhau.

Trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh có thể có những triệu chứng khác, ví dụ như:

  • Đám lông hoặc mảng sắc tố da bất thường.
  • Khối gồ lên ở xương sườn hoặc sau lưng.
  • Đau, giật cơ chi dưới.
  • Bàn tay, bàn chân dị tật.
  • Khó nghe
  • Rối loạn cơ thắt bàng quang (bí tiểu, tiểu dầm).

Nguyên nhân của vẹo cột sống bẩm sinh

Vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra từ thời kì bào thai, khi một hoặc một vài đốt sống không hình thành đầy đủ.

Hậu quả là gây ra dị tật nửa thân đốt sống, dẫn đến đốt sống hình chêm, hoặc làm cho các đốt sống dính liền nhau ở một bên.

Chẩn đoán Vẹo cột sống bẩm sinh

Để chẩn đoán vẹo cột sống bẩm sinh, bác sĩ sẽ phải khám lâm sàng cho trẻ, khai thác tiền sử của trẻ đầy đủ.

Sau đó trẻ sẽ được chụp X-quang toàn bộ cột sống để chẩn đoán.

Khoảng 30-40% trẻ có dị tật khác đi kèm, trẻ có thể cần thêm phim chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống, siêu âm ổ bụng, siêu âm hệ tiết niệu, siêu âm tim, đo chức năng hô hấp.

Điều trị Vẹo cột sống bẩm sinh

Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh phụ thuộc vào tuổi, mức độ nặng của đường cong vẹo.

Một vài trẻ có góc cong vẹo nhỏ, triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng theo dõi định kì. Nếu đường cong tăng lên nhiều, tốc độ tăng lớn trẻ có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Áo nẹp có rất ít tác dụng với vẹo cột sống bẩm sinh.

Điều trị phẫu thuật

  • Tùy thuộc vào tuổi, mức độ cong vẹo và tốc độ tiến triển cong vẹo, các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp với bệnh của trẻ:
  • Nẹp tăng trưởng: Áp dụng cho trẻ nhỏ tuổi (thường dưới 10). Bác sĩ sẽ đặt vít, nẹp có khả năng giãn theo sự phát triển của trẻ. Mỗi 6 -12 tháng trẻ sẽ được giãn nẹp tùy theo quá trình thăm khám tiếp theo của bác sĩ.
  • Cắt nửa thân dị tật, chỉnh vẹo bằng nẹp vít.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 835 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 697 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 603 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 831 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 845 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 803 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương
Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và loãng xương

Bệnh tiểu đường và loãng xương có thể xảy ra đồng thời và có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và chứng loãng xương có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây