1

Giáo viên người Nhật nhồi máu cơ tim nguy kịch may mắn thoát chết - Bệnh viện Việt Đức

Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân người Nhật Bản (65 tuổi), hiện đang là giáo viên giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam. Ông vào viện vì chấn thương ngực kín, gãy xương đòn trái và di lệch nhiều do tai nạn xe máy.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước – Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết: Người bệnh có tiền sử các bệnh lý nguy cơ tim mạch cao như: Đái tháo đường, gout và đã được mổ đại tràng cách đây 30 năm. Sau khi nhập viện vì tai nạn giao thông, ngày 4/11/2019, các bác sĩ chấn thương đã tiến hành mổ kết hợp xương đòn cho ông.

Đến chiều 4/11, bệnh nhân sau mổ có tình trạng huyết áp tụt, đã dùng thuốc trợ tim vận mạch liều cao, bệnh nhân có triệu chứng vã mồ hôi, đau ngực trái, monitoring theo dõi có ngoại tâm thu thất dày.Qua khám lâm sàng và kết quả điện tim, men tim, siêu âm tim, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, có ST chênh lên. Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong.

ThS.BS Lê Nhật Tiên – Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực cho biết: Bệnh nhân người Nhật đã được chụp mạch vành để chẩn đoán cấp cứu, phát hiện bị tắc cấp động mạch vành phải, hẹp 80% động mạch mũ, 50% động mạch liên thất trước. Ekip can thiệp mạch vành của Trung tâm đã nhanh chóng can thiệp cấp cứu, đặt 2 stent động mạch vành phải – động mạch thủ phạm gây nhồi máu cơ tim trong đêm, thời gian can thiệp 30 phút.

Sau can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo và có thể tự thở, mạch huyết áp ổn, đã ngưng sử dụng thuốc trợ tim. Bệnh nhân không còn cảm thấy đau ngực, vận động bình thường tại giường.

Bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực sau can thiệp, điều trị hậu phẫu mổ kết hợp xương và chấn thương ngực.

Khuyến cáo của bác sĩ:

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các yếu tố nguy cơ: tuổi cao, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý rối loạn chuyển hóa … người dân nên đi kiểm tra sức khỏe đều đặn để phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh nguy hiểm.

Bên cạnh đó, cần tầm soát tốt các bệnh lý tim mạch trước khi can thiệp và phẫu thuật các bệnh lý khác như xương khớp, tiêu hóa.

Tại BV Hữu nghị Việt Đức đã từng tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân ngoại quốc đang công tác, du lịch tại Việt Nam; bệnh nhân cấp cứu với nhiều bệnh lý phức tạp kèm theo.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Bạn có biết rằng các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim KHÔNG phải lúc nào cũng bộc lộ các dấu hiệu giống nhau? Rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim mà trước đó không hề cảm thấy tức ngực.

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều xảy đến đột ngột. Mặc dù có một vài triệu chứng giống nhau nhưng hai bệnh lý này vẫn có các triệu chứng khác biệt hoàn toàn.

Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim
Liệu pháp ngăn ngừa và bổ sung cho điều trị nhồi máu cơ tim

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để duy trì một trái tim khỏe.

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích
Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim có những rủi ro và lợi ích như thế nào?

Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim
Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim

Sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn nhưng bệnh vẫn hoàn toàn có thể tái phát. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì để có thể ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây