1

Dinh dưỡng cho người bệnh tăng đường huyết sau phẫu thuật - Bệnh viện Việt Đức

Tăng đường huyết sau phẫu thuật xảy ra với tỷ lệ lên tới 50% ở người bệnh có hoặc không có bệnh lý tiểu đường trước đó. Rất nhiều nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra được mối liên quan giữa tăng đường huyết sau phẫu thuật và tăng tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong của người bệnh.

Điều hoà đường huyết bao gồm sự tác động của 3 nhóm yếu tố:

  • Sự cân bằng của insulin và nhóm hormon đối kháng (glucagon, epinephedrine, cortisol).
  • Sự kiểm soát của yếu tố thần kinh bao gồm những thụ thể cảm nhận glucose tại các tế bào.
  • Sự  điều chỉnh của gan thông qua cơ chế tự thân.

Tăng đường huyết sau phẫu thuật có thể do nhiều nguyên nhân:

Tình trạng kháng insulin tại các tế bào và lượng insulin sản xuất không đủ áp đảo tình trạng này. Các hormon đối kháng với insulin, ví dụ: cortisol  tăng cao sau phẫu thuật do phản ứng của cơ thể chống lại tình trạng stress. Độ nặng của tình trạng tăng đường huyết có thể biến thiên phụ thuộc vào thời gian, độ nặng bệnh lý nền, tình trạng viêm nhiễm, các loại phẫu thuật.

Kiểm soát tình trạng tăng đường huyết là một mục tiêu chính giúp tăng khả năng phục hồi của người bệnh sau phẫu thuật.

Kiểm soát đường huyết trong giai đoạn nhịn ăn:

Những người bệnh sau phẫu thuật bị tăng đường huyết nên được kiểm soát bằng insulin tiêm dưới da (vùng bụng). Trong quá trình hồi sức tại phòng hồi tỉnh, đường máu mao mạch (ĐMMM) nên được kiểm tra cứ mỗi 2 tiếng đối với người bệnh đái tháo đường trước đó. Liều insulin thích hợp nên được dùng đối với những người bệnh có nồng độ ĐMMM lớn hơn hoặc bằng 10mmol/l.

Đối với những người bệnh tình trạng tri giác không tỉnh táo hoặc cần chăm sóc tích cực, insulin không được dùng dưới dạng tiêm dưới da mà nên sử dụng insulin truyền tĩnh mạch khi nồng độ ĐMMM lớn hơn hoặc bằng 10 mmol/l.

Chế độ insulin:

  • Bao gồm: Insulin chậm tác dụng nền và insulin nhanh.
  • Tác dụng: Nhằm điều chỉnh đường máu mao mạch khi nồng độ lớn hơn 10 mmol/l.
  • Liều dùng: Liều insulin nên tính toán dựa trên nền tảng có hay không có đái tháo đường trước đó, có hay không sử dụng các loại thuốc tiểu đường, tần số, liều lượng, đường dùng. Ở những người bệnh không nuôi dưỡng bằng đường tiêu hoá hoặc ăn được rất ít, liều insulin chậm nên được bắt đầu khoảng 0.2-0.25 đơn vị/kg/ngày. Ở những người bệnh già yếu hoặc có bệnh lý về thận nên giảm liều xuống còn 1 nửa nhằm hạn chế nguy cơ hạ đường huyết.

Kiểm soát đường huyết trong giai đoạn nuôi dưỡng đường tiêu hoá:

Trong quá trình nuôi dưỡng bằng đường tiêu hoá (đường miệng hoặc đường ống thông) đều nên sử dụng insulin điều chỉnh đường huyết theo phác đồ.

Chế độ ăn của người bệnh tăng đường huyết nên được chia làm 3 bữa chính trong ngày nhằm làm giảm điều chỉnh tốt hơn lượng insulin tiết ra phục vụ cho quá trình tiêu hoá. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn xây dựng các chế độ ăn phù hợp với thói quen, lối sống và nhu cầu ăn uống.

Nhóm thực phẩm nên dùng:

  • Carb “lành mạnh”:  Nhóm tinh bột phức giúp cho cơ thể tổng hợp glucose chậm rãi và đều đặn, không gây ra tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Nhóm tinh bột phức này có chứa nhiều trong nhóm rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, nhóm đậu đỗ.
  • Protein có lợi cho tim mạch: Nhóm Protein từ cá như: cá hồi, cá trích, cá ngừ có chứa nhiều acid béo w-3 có thể ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra các loại đạm động vật trong thịt đỏ hoặc thịt trắng, trứng hoặc nhóm sữa đều chứa nguồn dinh dưỡng tốt cho quá trình hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật.
  • Chất béo “tốt” : Nhóm chất béo tốt có chứa nhiều trong nhóm thực vật, bao gồm: các chất béo không bão hoà, giúp làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh. Một số thực phẩm có rất nhiều chất béo dạng này như: quả bơ, các loại hạt, dầu oliu, dầu đậu nành…

Nhóm thực phẩm không nên dùng:

  • Tinh bột tinh
  • Nhóm đường đơn: Trong những thực phẩm chứa đường tự nhiên hàm lượng cao hoặc đường nhân tạo, làm tăng đột ngột đường máu mao mạch. Một số thực phẩm nên tránh như: hoa quả ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas, bánh mì trắng…
  • Chất béo trans.
  • Tránh chất béo chuyển hóa: Trong đồ ăn nhẹ đã qua chế biến, bánh nướng, bơ thực vật…
  • Cholesterol: Các nguồn cholesterol bao gồm các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật giàu chất béo, lòng đỏ trứng, gan và các loại thịt nội tạng khác. Mục tiêu không quá 200 miligam (mg) cholesterol mỗi ngày.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  477 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường
Tác dụng của cà phê đối với bệnh tiểu đường

Mặc dù cà phê có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tiểu đường cho những người chưa mắc nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể gây nguy hiểm cho những người đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2
Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.

Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ biến chứng.

Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng
Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây