1

Dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật cắt thực quản: Lời khuyên của chuyên gia - Bệnh viện Việt Đức

Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật bị ảnh hưởng bởi mức độ cắt bỏ thực quản, mức độ nghiêm trọng của phản ứng viêm, sự xuất hiện rối loạn chức năng nuốt và rối loạn nhu động đường tiêu hóa, có thể khiến người bệnh nhịn đói kéo dài và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh không có khả năng nuốt, dinh dưỡng qua đường ống thông và dinh dưỡng tĩnh mạch có thể kết hợp, đôi khi dinh dưỡng tĩnh mạch là lựa chọn duy nhất trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật.

Lời khuyên dinh dưỡng:

Giai đoạn đầu: trong khoảng 1 tuần sau mổ:

  • Ở người bệnh không có mở thông (mở thông dạ dày hoặc mở thông hỗng tràng), nuôi dưỡng tĩnh mạch có thể là con đường nuôi dưỡng duy nhất. Có thể truyền tĩnh mạch các loại dịch cung cấp năng lượng và điện giải. Bắt đầu nuôi dưỡng tiêu hoá bằng cho uống rất ít, nếu người bệnh vẫn còn rối loạn nuốt nhiều thì không nên cho uống.
  • Ở những người bệnh có mở thông, việc nuôi dưỡng có thể bắt đầu sớm khoảng 12 – 24h sau phẫu thuật. Công thức nuôi dưỡng nên sử dụng là dạng súp xay hoặc cháo xay nhằm hạn chế những biến chứng do quá trình ăn sonde. Trong quá trình nuôi dưỡng nên đánh giá khả năng dung nạp của người bệnh để sắp xếp bữa ăn hợp lý, cung cấp năng lượng tối đa cho người bệnh.
  • Trong giai đoạn này, người bệnh có thể ổn định và bắt đầu được tập nuốt. Trong quá trình thử phản xạ nuốt, cần sử dụng các loại thìa, hoặc ống hút, tập bằng dung dịch lỏng (tốt nhất là các dung dịch dạng keo), chia nhỏ ngụm, tập chậm và đánh giá phản xạ của người bệnh cho tới khi nuốt an toàn.

Giai đoạn hồi phục (nuốt an toàn):

  • Sau khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản, thay đổi nhu động có thể gây rối thời gian lưu chuyển thức ăn ở ống tiêu hóa. Trong số các triệu chứng phổ biến nhất, trào ngược và hội chứng Dumping phải được đặc biệt lưu ý.
  • Một quy tắc quan trọng để giảm các triệu chứng là ăn chậm và nhai thức ăn hoàn toàn. Tổng lượng thức ăn hàng ngày nên được chia thành sáu bữa, và bữa cuối cùng nên cách ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, người bệnh nên tránh nằm xuống ngay sau bữa ăn.
  • Hạn chế uống trong bữa ăn. Do đó, chất lỏng (nước, nước trái cây, nước luộc rau củ) nên được uống giữa hai bữa ăn. Người bệnh phải luôn chú ý đến việc tiết nước bọt để bắt đầu tiêu hóa thức ăn khi nước bọt đã có sẵn trong miệng, nhờ vào hoạt động của các enzyme nước bọt (như amylase) và chất nhầy, tạo điều kiện cho việc vận chuyển thức ăn.
  • Tránh vừa ăn vừa nói chuyện vì việc này có thể khiến không khí đi vào dạ dày gây chướng bụng.
  • Protein có giá trị sinh học cao (như trong thịt nạc, lòng trắng trứng, thịt bò), có thể sử dụng protein từ váng sữa hoặc trứng, những loại thực phẩm này có thể được kết hợp với nhau để tăng tổng lượng protein.
  • Việc hấp thụ carbohydrate phải chiếm ưu thế trong tổng năng lượng cung cấp, vì vậy thực phẩm nên được nấu trong một thời gian dài và có thể ở nhiệt độ cao để hồ hóa tất cả các tinh bột và giúp dễ tiêu hóa hơn. 
  • Một chế độ ăn mềm nên được tiếp tục trong vài tuần, chuyển dần sang chế độ đặc hơn và số lượng nhiều hơn, bất cứ khi nào dung nạp tốt.
  • Một số thực phẩm nên tránh ngay sau khi phẫu thuật và ngay cả trong chế độ ăn uống hàng ngày nhằm hạn chế trào ngược như: cà phê, trà, đồ uống có cồn và đồ uống có ga. Một số loại gia vị như: hạt tiêu, ớt, và cà ri; các loại rau sinh khí như: cải bắp, bông cải xanh cũng nên tránh.

Thực phẩm thay thế tương đương:

  • Nhóm đạm: 100 gam thịt nạc tương đương với 100 gam thịt bò, thịt gà; 120 gam tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200 gam đậu phụ.
  • Nhóm chất bột đường: 100 gam gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100 gam miến; 100 gam bột mì; 100 gam bánh quy; 100 gam phở khô; 100 gam bún khô; 170 gam bánh mỳ; 250 gam bánh phở tươi; 300 gam bún tươi; 400 gam khoai củ các loại.
  • Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương 8 gam lạc, 8 gam vừng.
  • Muối: 1 gam muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7 ml magie.

Nguồn: Bệnh viện Việt Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  496 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp
Vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp

Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ biến chứng.

Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng
Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.

11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất hành tinh
11 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất hành tinh

Dù ăn nhiều hay ăn ít thì mỗi người cũng chỉ có thể ăn một lượng thức ăn có giới hạn trong một ngày. Để cung cấp cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng tối đa mà không nạp vào quá nhiều calo thì nên lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng.

Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt
Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt

Thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến và có thể điều trị được của bệnh thiếu máu ở những người mắc bệnh thận mạn.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây