1

Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ - Bệnh viện 108

Cùng với thuốc, điều trị thay thế thận (lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận) dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Suy dinh dưỡng là yếu tố dự báo làm gia tăng tỷ lệ bệnh cũng như tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lọc máu.

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng:

Thời gian trước lọc kiêng khem quá (hạn chế đạm và phốt pho).

Dinh dưỡng không thích hợp:

  • Hội chứng biếng ăn
  • Bệnh lý dạ dày/ruột, viêm, nhiễm trùng tái diễn
  • Dùng thuốc gắn phốt pho
  • Yếu tố tâm lý tâm lý (trầm cảm, nghèo đói, rượu)
  • Các yếu tố liên quan đến lọc máu (mệt mỏi sau lọc, Kt/V không hợp lý).

Mất trong lọc máu:

  • A xít béo tự do: mất 4-9 g sau mỗi cuộc lọc với màng lọc có hệ số siêu lọc thấp, mất 8g với màng lọc có hệ số siêu lọc cao.
  • Peptide: mất 2-3 g/ 1 lần lọc.
  • Glucose: mất 20-30g /1 lần lọc.

Cường cận giáp thứ phát, tăng glucagon, hội chứng MIA (Malnutrition- Inflammation- Atherosclerosis: chán ăn, viêm, xơ vữa mạch máu).

Nguyên tắc dinh dưỡng

Một: Ăn đủ protein tùy theo số lần lọc máu trong 1 tuần:

  • Lọc máu 1 lần/tuần số lượng đạm là: 1g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày.
  • Lọc máu 2 lần/tuần số lượng đạm là: 1,2g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày.
  • Lọc máu 3 lần/tuần số lượng đạm là: 1,4g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày.
  • Trong đó tỷ lệ đạm động vật/đạm thực vật ≥ 50%.

Hai: Đủ năng lượng: Xác định cân nặng nên có (CNNC):

  • Nam: CNNC = Chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 22.
  • Nữ: CNNC = Chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 21.
  • Nhu cầu năng lượng: 30 -35 kcal x CNNC/ngày.

Ba: Lipid:

  • Chiếm 15- 20% năng lượng
  • Trong đó 1/3 là acid béo no, 1/3 là acid béo không no một nối đôi, 1/3 là acid béo không no nhiều nối đôi.

Bốn: Giảm muối, giảm phốt pho, tăng can xi.

  • Ăn nhạt tương đối: bổ xung lượng muối ăn trong ngày = 2-3 gr muối (2-3 thìa 5 ml nước mắm), hoặc điều chỉnh lượng muối khác theo điện giải đồ.
  • Giảm phốt pho < 1 gr/ngày.
  • Giảm kali nếu kali máu > 5 mmol/l thì giảm < 1 gr/ngày.
  • Tăng cường thức ăn giàu can xi, a xít folic.

Năm: Lượng nước đưa vào phù hợp.

  • Lượng nước trong ngày = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 – 500 ml nước (mất qua mồ hôi, hơi thở).
  • Lượng nước uống trong ngày bao gồm tính cả lượng dịch truyền, lượng nước uống thuốc, uống canh và uống sữa.

Sáu: Cung cấp đủ các vitamin: nhóm B, E, A, C.

Lời khuyên dinh dưỡng:

  • Ăn ít đạm, phụ thuộc vào số lần lọc máu/tuần. Ưu tiên các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao từ nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa… Hạn chế các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, vừng, lạc.
  • Nên ăn các loại ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp như khoai củ (khoai sọ, khoai lang, sắn…), các sản phẩm chế biến từ khoai củ (miến dong, bột sắn). Nên ăn gạo, mỳ dưới 200 g/ngày.
  • Nên ăn các loại rau củ có hàm lượng đạm thấp như bầu, bí, mướp, dưa chuột, cải trắng, cải cúc, cải bắp, su su. Hạn chế ăn các loại rau củ có hàm lượng đạm cao: rau muống, rau ngót, rau giền, giá đỗ, rau đay, mồng tơi, cải xanh.
  • Ăn nhạt, ăn tối đa 3 g muối/ngày, tương đương 15 ml nước mắm.
  • Tránh ăn/uống các thực phẩm chứa muối (dưa muối, cà muối, thịt cá muối…; các thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt hun khói, thịt hộp, xúc xích…).
  • Không dùng các gia vị chứa muối (nước mắm, gia vị, mì chính, muối) trong chế biến thức ăn.
  • Hạn chế nước uống (tùy tình trạng nước tiểu).
  • Nên ăn các thực phẩm giàu can xi: sữa, cá con, cua…
  • Hạn chế các thực phẩm giàu phốt pho: lục phủ ngũ tạng động vật, sô cô la, ca cao…
  • Ăn đủ nhu cầu năng lượng từ nguồn tinh bột, đường và chất béo để phòng suy dinh dưỡng.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 729 Lượt xem
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 634 Lượt xem
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 729 Lượt xem
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? 10:27
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Sỏi thận, tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh, và không phải người bệnh nào cũng tìm được...
 3 năm trước
 555 Lượt xem
Tin liên quan
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận

Thận là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, gồm có hai bên đối xứng nhau và có hình hạt đậu. Thật có nhiệm vụ giúp cơ thể loại bỏ chất thải và lọc máu trước khi đưa máu trở lại tim.

Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.

Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa
Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa

Thận là cơ quan có nhiệm vụ điều hòa độ pH cũng như các chất điện giải như natri, kali trong cơ thể và còn nhiều chức năng quan trọng khác. Có nhiều bệnh lý xảy ra với thận, mỗi bệnh lý có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn
Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn

Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây